1
Bạn cần hỗ trợ?
Viêm khớp dạng thấp: Dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán & điều trị

Viêm khớp dạng thấp: Dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán & điều trị

Viêm khớp dạng thấp xảy ra do rối loạn tự miễn trong cơ thể. Đây là một bệnh lý mạn tính khiến các khớp bị viêm sưng, đỏ, đau… Không chỉ phá hủy khớp, các trường hợp mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp còn có thể bị tổn thương mô da, mắt, mạch máu, phổi tim.

1. VIÊM KHỚP DẠNG THẤP LÀ BỆNH GÌ?

Viêm khớp dạng thấp (RA) là tình trạng viêm đau ở nhiều khớp cùng lúc. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động bất thường, tấn công lớp niêm mạc của khớp (bao hoạt dịch), dẫn đến viêm và tổn thương khớp.

Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, cổ tay và đầu gối, thường là cùng một khớp ở cả hai bên cơ thể. Nếu viêm xuất hiện ở trên 4-5 khớp cùng lúc, được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Trong một số trường hợp, bệnh chuyển biến xấu, ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể như mắt, tim, hệ tuần hoàn…

Theo thống kê, khoảng 1% dân số gặp vấn đề với bệnh này. Bệnh thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ gấp 2-3 lần so với nam giới.

2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Nguyên nhân gây bệnh là do hệ thống miễn dịch bị tấn công. Điều này làm ảnh hưởng đến lớp màng Synovium bao quanh khớp. Khi lớp màng Synovium bị viêm không còn khả năng bảo vệ, các sụn khớp và xương trong khớp dần bị phá hủy. Đồng thời, các gân và dây chằng cố định khớp cũng bị giãn và suy yếu, dẫn đến khớp biến dạng và mất đi tính liên kết.

Thực tế, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến rối loạn tự miễn kể trên. Tuy nhiên, xét về mặt nguy cơ, yếu tố gen di truyền có thể gián tiếp tác động dẫn đến tình trạng này. Bởi gen là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường, nhất là dễ nhiễm một số loại virus, vi khuẩn – tác nhân gây viêm khớp dạng thấp.

3. ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP

Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thường cao hơn ở một số đối tượng sau:

- Nữ giới: Số lượng người bệnh ở nữ được đánh giá cao gấp 2-3 lần nam giới.

- Người trung niên: Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng chủ yếu ở giai đoạn trung niên (40-60).

- Người hút thuốc lá: Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, bệnh phổi… bao gồm cả viêm khớp dạng thấp.

- Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh, khả năng mắc bệnh của bạn cũng cao hơn bình thường.

- Người thừa cân: Làm tăng gánh nặng lên khớp xương, dễ mắc các bệnh về xương khớp.

- Chế độ ăn thiếu lành mạnh: Người ăn nhiều muối, đường, thịt đỏ… tăng nguy cơ phát triển bệnh.

4. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Các bác sĩ chuyên khoa thường căn cứ vào mức độ viêm cũng như mức độ tổn thương ở các khớp để phân chia các giai đoạn của bệnh như sau:

Giai đoạn đầu:  Viêm màng trên khớp gây sưng đau khớp. Số lượng tế bào miễn dịch tăng cao trong dịch khớp.

Giai đoạn phát triển bệnh: Tình trạng viêm gia tăng và lan truyền tới các mô xương. Mô xương phát triển dần phá hủy sụn khớp, khớp dần thu hẹp do mất sụn. Chưa xuất hiện dị dạng khớp.

- Giai đoạn nặng: Sụn khớp mất đi làm lộ xương dưới sụn. Người bệnh cảm thấy đau đớn, chuyển động hạn chế, thường xuyên bị cứng khớp buổi sáng. Cơ thể suy nhược, xuất hiện nốt sần dị dạng.

Giai đoạn cuối: Quá trình viêm giảm, hình thành các mô xơ và xương kết hợp, dẫn đến ngừng chức năng khớp. Người bệnh mất khả năng vận động.

5. TRIỆU CHỨNG VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh có thể kể đến như:

Đau khớp: Phản ứng viêm khiến khớp tổn thương và đau âm ỉ.

+ Đau nhiều về đêm, tăng khi gần sáng. Đặc biệt, viêm khớp có tính đối xứng, chỉ cần một bên khớp bị viêm đau thì bên còn lại cũng có biểu hiện tương tự.

Cứng khớp: Thường xuất hiện vào buổi sáng, hoặc khi ngồi bất động trong thời gian dài. Kéo dài trong 30 phút hoặc lâu hơn.

Sưng, nóng đỏ khớp: Xảy ra do dịch tụ trong khớp, sờ vào thấy mềm và ấm nóng. Biểu hiện này phổ biến ở khớp tay, cổ tay, ngón tay hoặc khớp gối.

 Sờ vào thấy ấm và nóng da.

 Vùng khớp bị viêm có màu hồng nhạt hoặc đỏ hơn vùng xung quanh.

Nốt thấp khớp: Các nốt sần màu đỏ, xuất hiện trên vùng da tổn thương, đường kính 5-20mm, không gây đau.

Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, suy nhược, sốt, nhịp thở ngắn…

6. BIẾN CHỨNG VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Người bệnh viêm khớp dạng thấp không được chữa trị, kiểm soát bệnh đúng cách sẽ có nguy cơ gặp một số biến chứng nguy hiểm như:

6.1. Bệnh loãng xương

Bản thân bệnh viêm khớp dạng thấp, cùng với một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương – một tình trạng làm suy yếu xương, khiến xương dễ bị gãy hơn.

6.2. Khô mắt và miệng

Những bệnh có nhiều khả năng xuất hiện hội chứng Sjogren, một chứng rối loạn làm độ ẩm trong mắt và miệng.

6.3. Nhiễm trùng

Mắc bệnh cộng với việc sử dụng nhiều loại thuốc chữa viêm khớp dạng thấp có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, dẫn đến gia tăng nhiễm trùng.

6.4. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những người viêm đa khớp dạng thấp. Tình trạng này gây ra đau nhức, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và ngón tay. Xảy ra do sự chèn ép của một dây thần kinh ở tay được gọi là dây thần kinh giữa.

6.5. Xuất hiện các vấn đề tim mạch sớm

Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ bị xơ cứng và tắc nghẽn động mạch. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 lần người bình thường, đặc biệt ở những người béo phì.

6.6. Tổn thương khớp vĩnh viễn

Các khớp có thể bị biến dạng nghiêm trọng và hỏng hoàn toàn, người bệnh có thể mất chức năng khớp.

Một số biến chứng khác: Xơ phổi, viêm màng phổi, suy thận, xuất huyết tiêu hóa, ung thư hạch…

7. CHẨN ĐOÁN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Ở giai đoạn đầu, rất khó để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bởi triệu chứng bệnh khá giống với những bệnh về xương khớp khác.

7.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Nếu người bệnh viêm khớp trên 6 tuần, bác sĩ có thể dựa vào Bộ tiêu chuẩn ACR 1987 của Hội thấp khớp học Hoa Kỳ để chẩn đoán với các tiêu chí:

- Cứng khớp buổi sáng trên 1 giờ.

- Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: Khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.

- Viêm các khớp ở bàn tay.

- Viêm các khớp đối xứng.

- Xuất hiện hạt thấp khớp dưới da.

- Xét nghiệm yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.

- Có dấu hiệu X quang điển hình khi chụp các khớp liên quan.

Chẩn đoán được xác định khi người bệnh ≥ 4 tiêu chuẩn. Tình trạng viêm cần diễn biến từ 6 tuần trở lên, được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa.

7.2.  Xét nghiệm máu:

Những người bị viêm đa khớp dạng thấp khi xét nghiệm máu sẽ thấy tốc độ lắng hồng cầu tăng (ESR, hoặc tốc độ sed) hoặc protein phản ứng C (CRP). Xét nghiệm máu cung cấp thông tin về các chỉ số bình thường và chỉ số khi bị bệnh. Đồng thời, giúp bác sĩ tìm ra kháng thể hình thành phản ứng viêm khớp như: Anti-CCP, yếu tố khớp (RF).

Tuy nhiên, RF và anti – CCP cũng có thể xuất hiện một số bệnh lý viêm nhiễm mạn tính như lao, luspus ban đỏ. Vì vậy, cần có các kỹ thuật chuyên môn để phân biệt các loại bệnh.

- Công thức máu toàn phần: Đánh giá mức độ thiếu máu khi bị viêm khớp dạng thấp kéo dài. Trường hợp viêm khớp dạng thấp thường thấy tăng tiểu cầu. Trong khi đó số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.

- Tăng tốc độ máu lắng (ESR) và protein phản ứng C (CRP): Chỉ số này có giá trị đánh giá tình trạng viêm và dùng trong theo dõi đáp ứng điều trị. Tuy nhiên, xét nghiệm không đặc hiệu.

- Kháng thể kháng CCP: Có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh học viêm khớp dạng thấp do xét nghiệm có độ đặc hiệu cao. Có tới 93% người viêm khớp dạng thấp sớm chưa xác định rõ ràng loại bệnh nếu anti – CCP dương tính thì sẽ tiến triển sang viêm khớp dạng thấp trong 3 năm. Chỉ số này tăng cao cũng là yếu tố tiên lượng nặng.

7.3.  Xét nghiệm hình ảnh:

- Chụp X quang: Xác định được mức độ xói mòn ở các khớp xương cũng như quan sát được sự thay đổi giữa các lớp sụn và các mô hoạt dịch một cách rõ ràng hơn.

- Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm: Đánh giá được mức độ của bệnh trong cơ thể.

7.4. Xét nghiệm yếu tố thấp khớp RF

Còn có tên gọi là yếu tố dạng thấp. Đây là xét nghiệm đơn giản nhằm đo các globulin miễn dịch kháng lại đoạn RF của loại phân tử có tên là Gluobulin IgE.

Nồng độ kháng thể RF cao chính là yếu tố cho thấy bệnh đang triển biến nặng. Theo nghiên cứu 50 – 75% người viêm khớp dạng thấp có RF dương tính thường ở những bệnh nahan có chứa kháng nguyên HLA-DR4 trong người và những người ở thể bệnh nặng, tiến triển nhanh…

8. VIÊM KHỚP DẠNG THẤP CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG

Cần khẳng định: Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn được.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu bằng giải pháp hữu hiệu, có thể kiểm soát bệnh hiệu quả, làm chậm tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó, điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, đặc biệt là tàn phế.

9. ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Trong điều trị viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể được chỉ định một số giải pháp:

9.1. Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Các loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thời gian bị viêm.

❖ Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Giúp giảm đau và giảm viêm. NSAID không kê đơn bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin IBc) và naproxen sodium (Aleve). Các tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng dạ dày, các vấn đề về tim và tổn thương thận.

❖ Steroid: Thuốc corticosteroid, chẳng hạn như prednisone, giảm viêm, đau và làm chậm tổn thương khớp. Các tác dụng phụ có thể bao gồm loãng xương, tăng cân và tiểu đường.

❖ DMARD: Những loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn khớp và các mô khác bị tổn thương vĩnh viễn. Một số thuốc phổ biến: methotrexate (Trexall, Otrexup, những loại khác), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil).

9.2. Điều trị bằng phẫu thuật

Một số trường hợp dùng thuốc không kiểm soát được bệnh, hoặc với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật để cải thiện chức năng khớp. Các phương pháp phẫu thuật có thể bao gồm:

- Phẫu thuật nội soi: Loại bỏ lớp lót bị viêm của khớp. Các bộ phận có thể thực hiện được loại phẫu thuật này gồm: đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay.

- Phẫu thuật sửa chữa gân: Sửa chữa lại các đường gân xung quanh khớp, giúp khớp được nâng đỡ, bảo vệ và có thể vận động trở lại.

- Phẫu thuật chỉnh trục: Giúp ổn định hoặc điều chỉnh lại khớp, đồng thời giảm đau cho người bệnh.

- Thay thế toàn bộ khớp: Loại bỏ các vùng, phần bị tổn thương, thay thế bằng một bộ phận giả làm bằng kim loại, nhựa.

9.3. Giải pháp hỗ trợ

Ngoài dùng thuốc hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp thêm các giải pháp điều trị hỗ trợ giúp cải thiện triệu chứng và hạn chế tổn thương ở khớp:

- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại như gậy, nạng… giúp giảm gánh nặng cho khớp.

- Tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để phục hồi chức năng xương khớp, đặc biệt với những người mới phẫu thuật xong.

- Tập vận động để tránh co rút, dính khớp, hoặc teo cơ. Trong các đợt viêm cấp cần để khớp nghỉ ở tư thế cơ năng, không kê, độn tại khớp. Tập ngay khi các triệu chứng thuyên giảm, tăng dần cường độ, chủ động tập nhiều lần trong ngày.

10. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Trong chế độ ăn uống của người bệnh cần được cân bằng và đa dạng hóa các loại vitamin và khoáng chất. Đối với các trường hợp thừa cân, cần ưu tiên kiểm soát cân nặng cho người bệnh. Nên chia nhỏ bữa ăn để người bệnh có thể hấp thụ tốt nhất.

– Bổ sung nhiều ngũ cốc nguyên hạt: Đây là nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh. Một số loại ngũ cốc tốt có thể kể đến: Lúa mì, gạo lứt, lúa mạch, bắp rang…

– Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Loại thực phẩm này rất tốt trong việc giảm viêm, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng. Omega 3 có nhiều trong các loại cá béo như cá bơn, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu… và một số loại dầu từ hạt cải, hạt lanh, óc chó…

– Rau củ quả: Nguồn vitamin và chất xơ dồi dào cho cơ thể, nên lựa chọn các loại rau màu xanh đậm và hoa quả nhiều màu sắc.

– Các loại trà thảo mộc: Thanh lọc cơ thể, kháng viêm, hỗ trợ tái tạo sụn khớp, tốt cho người bệnh xương khớp.

Ngoài ra, với những người bệnh mới phẫu thuật xong, có thể giúp người bệnh thực hiện vận động nhẹ nhàng để khôi phục chức năng xương khớp, tham khảo thêm hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất.

11. CÁCH PHÒNG NGỪA

Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp, các chuyên gia xương khớp chỉ bạn những cách sau:

- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh . Cụ thể, những người hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường từ 1,3 – 2,4 lần.

- Duy trì cân nặng hợp lý: Những người thừa cân, béo phì có khả năng tiến triển cao hơn. Vì vậy, để phòng bệnh hãy tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, khoa học.

- Hạn chế tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường: Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh . Vì vậy, hãy tránh xa amilang và silica. Nếu môi trường bắt buộc tiếp xúc với hóa chất nên mặc đồ bảo hộ.

- Khám và điều trị kịp thời: Khi có bất kỳ triệu chứng gì, hãy thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp

-  Ngoài ra hiện nay có thể phòng ngừa điều trị bệnh Viêm khớp dạng thấp bằng cách sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe như ghế massage . Ghế Nhật Trần Sơn tự hào là đơn vị cung cấp các dòng ghế massage chuyên vật lý trị liệu của Nội Địa Nhật Bản với các dòng ghế như Panasonic, Fujiiryoki, Family Inada... Với nhiều năm trong lĩnh vực ghế massage chăm sóc sức khỏe Ghế Nhật Trần Sơm mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm tốt nhất của nội địa Nhật Bản.

- Để được tư vấn các dòng ghế vui lòng liên hệ Hotline: 0964.480.666

- Kênh giới thiệu reivew sản phẩm Youtube: Ghế Nhật Trần Sơn

- Kênh báo giá và thông tin chi tiết sản phẩm Website: ghenhattranson.com

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan