1
Bạn cần hỗ trợ?
Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, khó khăn khi vận động, thậm chí còn gây tràn dịch khớp cổ chân. Do đó khi gặp phải tình trạng này, người bệnh nên có những hướng xử trí kịp thời.

Cổ chân là điểm nối giữa xương cẳng chân và bàn chân. Cổ chân có 3 khớp xương chính là khớp nối mắt cá chân, khớp dưới da và khớp dưới sên.

1. VIÊM BAO HOẠT DỊCH KHỚP CỔ CHÂN LÀ GÌ?

 

Bao hoạt dịch hay túi hoạt dịch là lớp đệm mỏng nằm trong bao khớp. Bên trong bao hoạt dịch có chứa chất nhầy gọi là hoạt dịch.

Bao hoạt dịch hoạt động như tấm đệm, giúp giảm ma sát và ngăn ngừa tổn thương các mô xung quanh trong quá trình vận động. Các dịch khớp bên trong giúp bôi trơn khớp và giảm hao mòn trên bề mặt khớp. Các túi hoạt dịch này rất dễ gặp tình trạng viêm do chấn thương, tuổi tác. Một trong các khớp có thể bị viêm bao hoạt dịch là khớp cổ chân.

Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân là tình trạng một hoặc nhiều túi hoạt dịch ở khớp cổ chân bị viêm gây sưng, tấy, đỏ, đau khó di chuyển và vận động.

Đối với khớp cổ chân, vị trí dễ bị viêm bao khớp hoạt dịch nhất là mắt cá chân. Đây là vị trí phải cử động nhiều, biên độ hoạt động lớn.

2. TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM BAO HOẠT DỊCH Ở KHỚP CỔ CHÂN

 

Các triệu chứng điển hình như đau, cứng khớp, khó vận động

Cũng giống như các triệu chứng của viêm bao khớp hoạt dịch, khi bị viêm bao khớp cổ chân có các dấu hiệu nhận biết như sau:

2.1. Đau cổ chân

Đây là triệu chứng phổ biến nhất khi bị viêm bao hoạt dịch. Do trong các túi hoạt dịch phản ứng viêm để bảo vệ các cơ quan khỏi bị nhiễm trùng và tổn thương. Sự sưng tấy của các mô đè lên đầu dây thần kinh. Áp lực này gửi tín hiệu đau đến não khiến chúng ta cảm thấy đau và khó chịu.

Các cơn đau tăng lên khi cử động như đi lại, bước chân, xoay khớp cổ chân, co duỗi khớp hoặc đơn giản là đứng cũng bị đau.

Điều này do sự co bóp của các cơ dẫn đến chèn ép bao hoạt dịch gây đau. Hoặc do toàn bộ trọng lượng cơ thể bị dồn xuống mắt cá chân khi đứng.

Ngoài đau nhói quanh khớp cổ chân, đau mắt cá chân, người bệnh còn cảm thấy đau nhức sau cổ chân, đau gót chân.

2.2. Sưng tấy tại khớp

Do phản ứng viêm mạnh mẽ nên các khớp trở nên sưng tấy. Bạn cảm nhận rõ hơn qua lớp mô cơ ở da bị sưng lên. Da quanh khớp cổ chân bị căng ra, tấy đỏ.

Cảm giác chạm vào thấy các mô dưới da sưng phù và đau.

 2.3. Cứng khớp

Cứng khớp cũng là dấu hiệu nhận biết viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân. Tình trạng viêm khiến túi hoạt dịch bị căng ra, các mô cơ xung quanh cũng bị căng, không có không gian để các khớp xương di chuyển. Không chỉ bị cứng khớp vào buổi sáng, tình trạng khớp bị cứng có thể diễn ra ở mọi thời điểm trong ngày. Người bệnh khó cử động và phải massage một lúc mới có thể cử động được.

Từ đó dẫn đến hiện tượng cứng khớp cổ chân.

2.4. Nhiệt độ trên da tăng

Một triệu chứng khác của viêm bao hoạt dịch do nhiễm khuẩn, gây ra bởi nhiễm trùng ở bao hoạt dịch là tăng nhiệt độ trên da.

Người bệnh sẽ thấy da hơi đỏ, đi kèm với da ấm hơn các khu vực khác trên cơ thể. Đỉnh điểm mức tăng nhiệt độ này có thể lên đến 2,2 độ.

2.5. Phạm vi chuyển động hạn chế

Ở khớp cổ chân, phạm vi chuyển động tối đa có thể gấp được 45 độ và xoay trong 45 độ. Tuy nhiên khi cổ chân bị viêm bao hoạt dịch, đặc biệt viêm bao hoạt dịch mắt cá chân thì phạm vi chuyển động của khớp bị hạn chế rất nhiều.

Biên độ vận động của khớp cổ chân bị giảm xuống khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển như đi bộ, chạy…

2.6. Đi khập khiễng

Bao khớp cổ chân bị viêm sẽ khiến cơ thể khó giữ thăng bằng. Người bệnh thường phải đi tập tễnh, khập khiễng.

Nếu cả 2 khớp cổ chân đều bị viêm bao hoạt dịch người bệnh không đi lại được bình thường, thậm chí cần sự hỗ trợ của nạng hoặc xe lăn.

3. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM BAO HOẠT DỊCH TẠI KHỚP CỔ CHÂN

Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng viêm bao hoạt dịch tại khớp cổ chân. Có thể kể đến một số nguyên nhân và yếu tố gây ảnh hưởng như:

3.1. Vận động quá mức gây viêm bao hoạt dịch

Các động tác thường xuyên phải dùng đến khớp cổ chân như đi bộ, chạy nhảy hoặc chuyển động lặp đi lặp lại của khớp mắt cá chân, thường gặp ở các vận động viên điền kinh, vũ công hoặc người thường xuyên chạy bộ có thể gây kích ứng bao hoạt dịch và gây viêm.

3.2. Chấn thương gây viêm

Chấn thương cổ chân là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân.

Khi bị một lực tác động mạnh lên cổ chân như ngã khiến dây chằng, xương và sụn khớp bị ảnh hưởng. Điều này khiến tổ chức trong bao khớp mất đi cấu trúc ổn định, gây sưng, viêm, tổn thương, dẫn đến viêm khớp cổ chân.

Nặng hơn, trường hợp viêm bao khớp hoạt dịch nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến u nang bao hoạt dịch cổ chân hoặc tràn dịch khớp cổ chân.

3.3. Nhiễm trùng

Viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng phổ biến hơn ở nam giới, đặc biệt với những người trong khoảng 50 tuổi. Tình trạng này có thể tăng cao ở người có bệnh lý nền.

Nhiễm trùng bao hoạt dịch khớp cổ chân thường do tụ cầu khuẩn gây nên. Khi bao hoạt dịch bị viêm khiến tụ cầu khuẩn dễ xâm nhập và gây nên tình trạng sưng viêm. Tình trạng có thể nặng hơn dẫn đến nhiễm trùng.

3.4. Tự miễn dịch và viêm toàn thân

Một nguyên nhân quan trọng khác của viêm bao hoạt dịch là tình trạng tự miễn dịch và tình trạng viêm toàn nhân. Đây là căn nguyên gây nên các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, bệnh cột sống và bệnh gout.

Chúng cũng có thể gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch tại khớp trong đó có khớp cổ chân.

3.5. Do các thủ thuật xâm lấn gây ra

Trong một số trường hợp bạn cần phẫu thuật tại các vị trí khớp quanh cổ chân. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra nhiễm trùng ổ khớp, nhiễm trùng bao hoạt dịch.

3.6. Tuổi tác làm tăng nguy cơ viêm bao hoạt dịch

Tuổi tác càng cao càng khiến các khớp trở nên lỏng lẻo và yếu dần, bao hoạt dịch yếu, ít dịch khớp dẫn đến lão hóa, sưng viêm tại các ổ khớp.

Bên cạnh đó, tuổi tác cao cũng làm tăng nguy cơ chấn thương, khả năng phục hồi chậm so với đối tượng trẻ hơn. Do đó khi bị một chấn thương nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ gây viêm bao hoạt dịch tại khớp.

4. VIÊM BAO HOẠT DỊCH CỔ CHÂN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

 

Bệnh có thể tiến triển nặng nếu người bệnh không có phương pháp điều trị cụ thể

Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân nếu để kéo dài có thể tiến triển thành mạn tính. Các đợt bùng phát lặp đi lặp lại sẽ gây tổn thương bao hoạt dịch, tăng tình trạng sưng viêm và mức độ nặng hơn. Từ đó làm giảm khả năng vận động của khớp cổ chân.

Trường hợp sưng đau khớp do viêm bao hoạt dịch kéo dài dẫn đến nguy cơ:

  • Mất sụn khớp, tổn thương bề mặt sụn khớp và gây cứng khớp

  • Tổn thương vĩnh viễn màng hoạt dịch tại khớp

  • Tràn dịch khớp cổ chân, tràn dịch mắt cá chân

  • U bao hoạt dịch khớp cổ chân

  • Hạn chế vận động, thậm chí có nguy cơ bị tàn phế nếu không điều trị kịp thời

5. VIÊM BAO HOẠT DỊCH CỔ CHÂN CÓ TỰ KHỎI KHÔNG?

Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân hay mắt cá chân thường nhanh khỏi. Hầu hết trường hợp có tể tự khỏi trong một vài tuần.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp cần phải can thiệp bằng thuốc và nhiều phương pháp điều trị khác. Vì vậy khi bị viêm bao hoạt dịch, bạn cần nghỉ ngơi và có chế độ vận động thích hợp.

Ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm bạn cũng không nên vận động quá mạnh hoặc gây áp lực lên bao hoạt dịch khớp cổ chân nhiều. Bởi đây là lúc các bao khớp đang trong quá trình phục hồi, rất dễ bị viêm tái đi tái lại nếu gặp chấn thương.

6. CHẨN ĐOÁN VIÊM BAO HOẠT DỊCH KHỚP CỔ CHÂN

Để chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân cần xét 2 yếu tố cận lâm sàng và lâm sàng.

Trong đó chẩn đoán cận lâm sàng là khâu các bác sĩ kiểm tra mầu sắc, hình dạng cổ chân, mức độ sưng viêm tại ổ khớp cổ chân cũng như vị trí mắt cá chân.

Đồng thời kiểm tra về tiền sử bệnh, thời gian bị chấn thương, nguyên nhân dẫn đến đau, triệu chứng đau kéo dài bao lâu.

Thông qua những khảo sát này các bác sĩ sẽ nắm được tình trạng sơ bộ mà người bệnh gặp phải.

Bên cạnh đó các bác sĩ sẽ tiến hành một số chẩn đoán hình ảnh để tìm ra nguyên nhân cụ thể và mức độ bệnh để có phác đồ điều trị viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân thích hợp.

Một số phương pháp chẩn đoán như:

– Siêu âm hoặc MRI đánh giá mức độ tổn thương của túi hoạt dịch

– Hút dịch để kiểm tra trong hoạt dịch có bị nhiễm khuẩn hay không hay có tinh thể hay không

 

8. ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH KHỚP CỔ CHÂN

Để điều trị viêm bao hoạt dịch sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh. Đối với mức nhẹ chỉ cần chườm nóng và chườm lạnh, nghỉ ngơi ăn uống hợp lý bệnh sẽ thuyên giảm.

Trường hợp nặng, đau nhiều cần đến thuốc giảm đau hoặc điều trị theo tình trạng viêm, nhiễm trùng. Nguy hiểm nhất là phải phẫu thuật loại bỏ ổ viêm, nhiễm trùng trong khớp.

9. PHÒNG BỆNH VIÊM BAO HOẠT DỊCH KHỚP CỔ CHÂN

Để phòng ngừa bệnh viêm bao hoạt dịch khớp nói chung và viêm bao hoạt dịch mắt cá chân, cổ chân nói riêng bạn cần thực hiện cân bằng cả chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.

Cụ thể bạn nên áp dụng một số cách như sau:

- Duy trì cân nặng ổn định bởi nếu thừa cân sẽ gia tăng áp lực lên các khớp

- Làm sạch các vết thương hở gần khớp để tránh nhiễm trùng

- Khởi động trước khi tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao

- Sử dụng đệm băng cổ chân để tránh gây tổn thương tới khớp cổ chân và tránh áp lực lên khớp

- Nghỉ giải lao nếu làm làm các công việc liên quan nhiều đến khớp cổ chân

- Tránh các tư thế gây ảnh hưởng đến khớp

Ngoài ra hiện nay có thể điều trị và phòng ngừa bằng cách sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe như ghế massage . Ghế Nhật Trần Sơn tự hào là đơn vị cung cấp các dòng ghế massage chuyên vật lý trị liệu của Nội Địa Nhật Bản với các dòng ghế như Panasonic, Fujiiryoki, Family Inada... Với nhiều năm trong lĩnh vực ghế massage chăm sóc sức khỏe Ghế Nhật Trần Sơm mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm tốt nhất của nội địa Nhật Bản.

- Để được tư vấn các dòng ghế vui lòng liên hệ Hotline: 0964.480.666

- Kênh giới thiệu reivew sản phẩm Youtube: Ghế Nhật Trần Sơn

- Kênh báo giá và thông tin chi tiết sản phẩm Website: ghenhattranson.com

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan