1
Bạn cần hỗ trợ?
Vật lý trị liệu là gì? Các phương pháp điều trị tốt nhất và lưu ý

Vật lý trị liệu là gì? Các phương pháp điều trị tốt nhất và lưu ý

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị được áp dụng khá phổ biến. Có nhiều kỹ thuật vật lý trị liệu được đưa ra để phù hợp với mỗi đối tượng người bệnh.

1. VẬT LÝ TRỊ LIỆU LÀ GÌ?

- Vật lý trị liệu là một loại hình điều trị phục hồi, chăm sóc và dự phòng mang tính bảo tồn. Phương pháp này phù hợp với nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi. Đây có thể là phương pháp điều trị độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

2. TÁC DỤNG CỦA VẬT LÝ TRỊ LIỆU

Lợi ích mà phương pháp này đem lại khiến nó trở thành một trong những phương pháp được lựa chọn để điều trị cho nhiều trường hợp bệnh.

- Giảm bớt cơn đau nhức, giảm co cứng. Vật lý trị liệu có thể được sử dụng để giảm bớt cơn đau cấp và mạn tính. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phương pháp này giúp giảm tần suất sử dụng thuốc opioid để giảm đau.

- Cải thiện khả năng vận động, tăng tính linh hoạt của xương khớp. Theo một đánh giá năm 2017, tỷ lệ ngã giảm tới 12 tháng, cải thiện hiệu suất dáng đi trong 6 tháng sau tập vật lý trị liệu.

- Phục hồi chức năng vận động sau chấn thương, đột quỵ, phẫu thuật.

- Học cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ, thích nghi với chân tay giả.

-  Phòng tránh biến chứng, ngăn ngừa các vấn đề mạn tính.

- Giảm các biến chứng liên quan đến rối loạn chức năng sàn chậu. Kết quả của một đánh giá năm 2019 cho thấy, vật lý trị liệu sàn chậu mang tới những lợi ích đáng kể và dần trở thành lựa chọn điều trị đầu tiên cho hầu hết các rối loạn sàn chậu.

- Cải thiện quá trình lưu thông máu, trao đổi chất.

3. ƯU ĐIỂM CỦA VẬT LÝ TRỊ LIỆU

Sở dĩ phương pháp này trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều trường hợp bởi những ưu điểm mà nó đem lại:

- Không cần dùng thuốc giúp tránh được những tác dụng phụ của thuốc, và tình trạng phụ thuộc thuốc.

- Không xâm lấn nên sẽ tránh được những rủi ro có thể xảy ra khi phẫu thuật.

- Tỏ ra hiệu quả trong cải thiện khả năng vận động. Một số liệu pháp trong vật lý trị liệu sẽ đem tới hiệu quả ngay từ lần đầu tiên trị liệu.

4. PHÂN LOẠI

- Việc phân loại dựa vào mục tiêu, đối tượng mà phương pháp này tiếp cận. Trên thực tế các loại mới vẫn tiếp tục được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị và dự phòng.

4.1. Vật lý trị liệu chỉnh hình

- Đây được coi là loại phổ biến nhất. Tập trung vào việc lấy lại hình dáng ban đầu và chức năng cho xương khớp, cơ, gân. Thường áp dụng cho trường hợp chấn thương có liệ quan tới cơ, xương, dây chằng, gân. Nó cũng có thể được chỉ định cho trường hợp bị viêm bao hoạt dịch, các bệnh lý mạn tính và phục hồi sau phẫu thuật chỉnh hình.

4.2. Trị liệu thần kinh

- Điều trị các rối loạn thần kinh như Alzheimer, chấn thương não, bệnh Parkinson, chấn thương cột sống, đột quỵ… Loại trị liệu này giúp tăng khả năng phản xạ tự nhiên của các chi, giảm tê liệt, tăng sức cơ, giảm tình trạng teo cơ.

4.3. Trị liệu thể thao

- Dùng để xử lý các chấn thương liên quan tới thể thao, đặc biệt là nhắm tới các vận động viên. Đặc biệt, hiện có những cơ sở y tế chuyên điều trị cho vận động viên thể thao.

4.4. Vật lý trị liệu nhi khoa

- Giải quyết các vấn đề của trẻ chậm phát triển, rối loạn di truyền, dị tật bẩm sinh. Đối tượng của loại trị liệu này là trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên. Các kỹ thuật được áp dụng là chuyên biệt và cẩn trọng vì nhóm đối tượng này rất nhạy cảm.

4.5. Vật lý trị liệu lão khoa

- Chuyên trị liệu các vấn đề của người lớn tuổi như bệnh lý xương khớp, Parkinson, viêm khớp, loãng xương, rối loạn thăng bằng… Loại trị liệu này giúp khôi phục khả năng vận động cho người cao tuổi, giảm đau và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

4.6. Trị liệu dành cho phụ nữ

- Chăm sóc các trường hợp phụ nữ mang bầu, sau sinh, rối loạn chức năng sàn chậu hoặc các tình trạng khác.

4.7. Phục hồi chức năng tim mạch và phổi

- Dùng để phục hồi chức năng tim và phổi cho những người mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng xấu tới chức năng tim, phổi. Phương pháp này cũng có thể được áp dụng cho trường hợp sau phẫu thuật.

4.8. Liệu pháp tiền đình

- Chuyên trị tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng có thể xuất phát từ những rối loạn ở tai trong. Loại trị liệu này bao gồm các bài tập, kỹ thuật để giúp người bệnh lấy lại khả năng thăng bằng trong vận động.

5. AI CẦN ĐIỀU TRỊ VẬT LÝ TRỊ LIỆU?

-Nhiều người không khỏi thắc mắc nên tập vật lý trị liệu khi nào. Bác sĩ điều trị của bạn sẽ là người chỉ định phương pháp này. Một số đối tượng có thể được xem xét sử dụng vật lý trị liệu như:

- Người gặp chấn thương ở cơ, gân, khớp. Đặc biệt là vận động viên thể thao.

- Vật lý trị liệu xương khớp cho người bị đau nhức xương khớpviêm khớpviêm khớp dạng thấp

- Người không tự chủ được tiểu tiện do cơ sàn chậu yếu, giảm khả năng nâng đỡ các cơ quan vùng chậu. Điều này gây rò rỉ nước tuổi, sa tử cung… Phụ nữ sau sinh, phụ nữ mãn kinh là những đối tượng có thể gặp phải tình trạng này.

- Người gặp vấn đề tim mạch cần phục hồi chức năng sau cơn đau tim.

- Người gặp các vấn đề về đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ nang…

- Người mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh như Parkinson, đột quỵ, đa xơ cứng.

- Người khuyết tật.

6. CÁC LIỆU PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU

Vậy vật lý trị liệu bao gồm những gì? Tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc một vài liệu pháp. Dưới đây là một số liệu pháp phổ biến:

6.1. Bài tập vật lý trị liệu

Bao gồm một loạt các động tác được thiết kế để cải thiện tính linh hoạt của xương khớp, sức mạnh của cơ bắp. Chúng còn giúp cho khả năng thăng bằng và giảm bớt các cơn đau nhức. Đây cũng được coi là một trong các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Tùy theo mục tiêu điều trị và tình trạng hiện tại của người bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng bài tập phù hợp. Đó có thể là các bài tập vật lý trị liệu cho chân, tay, cổ vai, toàn thân… Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn người bệnh các bài tập vật lý trị liệu tại nhà để hỗ trợ cho các buổi trị liệu trực tiếp.

6.2. Xoa bóp mô mềm

Đây là kỹ thuật trị liệu bằng tay được thực hiện bởi bác sĩ trị liệu. Ở kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng tay để xoa bóp các vùng cần tác động với lực thích hợp. Từ đó sẽ tạo ra các tác động vật lý giúp cải thiện khả năng vận động, giảm co cứng cơ.

6.3. Điện trị liệu

Ở liệu pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng tác dụng của dòng điện để kích thích quá trình tự làm lành tổn thương tại mô và giảm đau. Ngoài ra, điện trị liệu còn giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, các hormone như serotonin, endorphin… Các điện cực sẽ được đặt lên da để qua da kích thích các mô bên trong.

6.4. Nhiệt trị liệu

Đây là kỹ thuật sử dụng tác động của nhiệt nóng và nhiệt lạnh để giúp giảm đau, giảm sưng và giảm co thắt cơ. Đối với biện pháp chườm nóng có thể sử dụng túi chườm, khăn ấm. Chườm lạnh sẽ sử dụng gel lạnh, chườm khăn bọc đá.

6.5. Thủy trị liệu

Liệu pháp này được thực hiện trong môi trường nước như hồ bơi. Sức căng của nước sẽ giúp giảm căng thẳng cho cơ, khớp. Trong môi trường nước bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các động tác trị liệu. Theo một số nghiên cứu, tập thể dục dưới nước mang tới hiệu quả lâu dài hơn trong điều trị đau lưng mạn tính so với các phương pháp trị liệu khác.

6.6. Siêu âm trị liệu

Liệu pháp này sử dụng sóng siêu âm để tạo nhiệt sâu bên trong các mô. Nó thường được chỉ định với các mục đích chữa lành tổn thương tại mô, cải thiện lưu lượng máu, giảm đau, giảm co cơ, giảm viêm.

6.7. Laser trị liệu

Đây là kỹ thuật sử dụng chùm ánh sáng đơn sắc chiếu vào mô cơ. Từ đó tạo ra các phản ứng sinh học, kích thích giải phóng các yếu tố có lợi cho quá trình điều trị.

6.8. Sóng ngắn trị liệu

Phương pháp này sử dụng bức xạ điện từ có bước sóng từ 11 – 22m. Sóng ngắn sẽ giúp làm tăng nhiệt và gây ra hiệu ứng sinh học. Từ đó giúp giảm đau, chống viêm. Giảm căng thẳng cho hệ thần kinh vận động.

6.9. Sóng xung kích trị liệu

Sóng xung kích là sóng âm có áp lực biến đổi đột ngột, biên độ lớn, ngắt quãng. Điều này tạo thuận lợi để sóng có thể được hấp thu tốt hơn trong môi trường cơ thể. Sóng mang năng lượng cao sẽ tác động thúc đẩy làm lành vết thương, tái tạo mô, khôi phục khả năng vận động.

6.10. Vật lý trị liệu bằng đèn hồng ngoại

Liệu pháp này sử dụng đèn hồng ngoại chiếu vào vùng da tại vị trí cần điều trị. Ánh sáng hồng ngoại từ da sẽ kích thích quá trình chữa lành tổn thương của tế bào bên trong.

6.11. Liệu pháp hạn chế lưu lượng máu

Liệu pháp này sử dụng vòng bít hoặc băng chuyên dụng để quấn quanh chi. Điều này sẽ hạn chế một phần lưu lượng máu và oxy tới chi trong khi thực hiện các bài tập hoặc hoạt động trị liệu. Liệu pháp này được cho là có hiệu quả trong tăng trương lực cơ, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm đau.

6.12. Vật lý trị liệu kéo giãn giảm áp cột sống

Liệu pháp này sử dụng lực cơ học để làm giãn các khoang đốt sống. Phương pháp này đòi hỏi sự hỗ trợ của các thiết bị và sự hướng dẫn chặt chẽ của bác sĩ trị liệu. Thường có hiệu quả tốt cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm, cong vẹo cột sống…

Tác động kéo giãn đem lại là:

- Giảm áp lực cho nội đĩa đệm.

- Kích thích sự thẩm thấu các chất dinh dưỡng vào sụn khớp.

- Khắc phục tình trạng lệch cột sống.

- Giảm đau do dây thần kinh bị chèn ép.

- Giãn cơ.

7. VẬT LÝ TRỊ LIỆU TRONG BAO LÂU?

Thời gian trị liệu sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng của người bệnh. Sau mỗi đợt điều trị bác sĩ sẽ đánh giá để tăng hoặc giảm số buổi điều trị nếu cần thiết. Thông thường phương pháp này đòi hỏi từ vài buổi trị liệu tới hàng chục buổi trị liệu. Do đó thời gian có thể sẽ kéo dài.

8. MỘT SỐ LƯU Ý

Để đạt được hiệu quả và đảm bảo an toàn khi tham gia liệu trình điều trị, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Chuẩn bị hồ sơ bệnh án và thông báo với bác sĩ trị liều về tình trạng hiện tại, tiền sử bệnh. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định được liệu pháp, liệu trình điều trị phù hợp nhất.

- Hỏi bác sĩ tất cả những vấn đề mà bạn còn thắc mắc. Đó có thể là thời gian điều trị, số lần trị liệu mỗi tháng, những gì cần làm mỗi buổi trị liệu…

- Tuân thủ kế hoạch trị liệu, không nên bỏ bất kỳ buổi trị liệu nào. Trong trường hợp bất khả kháng hãy thông báo với bác sĩ để sắp xếp một buổi trị liệu bổ sung nếu cần thiết.

- Tích cực thực hiện các bài tập tại nhà được bác sĩ yêu cầu. Điều này sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

- Trong buổi trị liệu hãy thông báo với bác sĩ về những cảm nhận của bạn cũng như những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

- Làm theo hướng dẫn, khuyến cáo của bác sĩ.

- Tham vấn ý kiến của bác sĩ về môn thể thao phù hợp.

Trên đây là những thông tin cơ bản về vật lý trị liệu. Để biết bản thân có phù hợp với phương pháp này hay không hãy tới cơ sở y tế để được thăm khám.

- Ngoài ra hiện nay có thể vật lý trị liệu tại nhà bằng cách sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe như ghế massage . Ghế Nhật Trần Sơn tự hào là đơn vị cung cấp các dòng ghế massage chuyên vật lý trị liệu của Nội Địa Nhật Bản với các dòng ghế như Panasonic, Fujiiryoki, Family Inada... Với nhiều năm trong lĩnh vực ghế massage chăm sóc sức khỏe Ghế Nhật Trần Sơm mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm tốt nhất của nội địa Nhật Bản.

- Để được tư vấn các dòng ghế vui lòng liên hệ Hotline: 0964.480.666

- Kênh giới thiệu reivew sản phẩm Youtube: Ghế Nhật Trần Sơn

- Kênh báo giá và thông tin chi tiết sản phẩm Website: ghenhattranson.com

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan