1
Bạn cần hỗ trợ?
Thoát vị đĩa đệm có đi xe đạp được không?

Thoát vị đĩa đệm có đi xe đạp được không?

Tôi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm 2 năm nay, hiện tại tình trạng thoát vị đã được kiểm soát hơn 50%. Gần đây khu phố nhà tôi có phong trào đạp xe cải thiện sức khỏe. Vậy cho tôi hỏi, người thoát vị đĩa đệm có đi xe đạp được không? Nếu đi được thì nên thực hiện như thế nào. 

1. THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ ĐI XE ĐẠP ĐƯỢC KHÔNG?

Thoát vị đĩa đệm có đi xe đạp được không? Câu trả lời là có. Đi xe đạp là một trong những cách trị liệu, phục hồi chức năng bệnh xơ xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Bởi vậy, đi xe đạp mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời, giúp giảm căng thẳng, tăng cường sự đàn hồi của đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng có thể đi xe đạp.

2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐI XE ĐẠP VỚI BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Bên cạnh việc đi bộ, chạy bộ, đạp xe tập thể dục là phương pháp vận động tốt cho cơ thể, không chỉ có người bị thoát vị đĩa đệm mà rất nhiều người mắc bệnh xương khớp ưu tiên lựa chọn.

Việc đạp xe mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh thoát vị đĩa đệm, cụ thể:

2.1. Giúp cơ và xương hoạt động tốt hơn

Việc đạp xe thường xuyên giúp cơ xương khớp vận động thường xuyên. Từ đó, tăng khả năng linh hoạt, chắc khỏe của đĩa đệm và xương khớp.

2.2. Kéo giãn gân cơ và cột sống

Đạp xe mỗi ngày làm tăng khả năng đàn hồi, kéo giãn gân cơ, từ đó gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống thắt lưng, cổ.

Vì vậy, đạp xe giúp cho xương khớp được dẻo dai, cơ thể khỏe mạnh hơn, đồng thời mang đến hiệu quả tích cực trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Lợi ích của việc đi xe đạp ở người bị thoát vị đĩa đệm

2.3. Cải thiện tuần hoàn máu

Đạp xe giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời tăng cường lượng oxy đi vào các tế bào, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả.

2.4. Cải thiện hô hấp

Người bị thoát vị đĩa đệm đi xe đạp sẽ làm tăng thể tích khí lưu thông, tăng khả năng sử dụng oxy ở các mô. Từ đó, làm giảm khả năng mắc bệnh về đường hô hấp.

Như vậy, có thể thấy đi xe đạp hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm rất tốt. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện bài tập này.

Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất, hạn chế rủi ro có thể xảy ra, người bệnh nên tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi thực hiện việc đi xe đạp

3. HƯỚNG DẪN CÁCH ĐẠP XE CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Để đạp xe cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần chú ý các hướng dẫn dưới đây:

3.1. Lựa chọn xe đạp phù hợp

Kích thước, chiều cao của xe: Người bệnh cần căn cứ vào chiều cao của cơ thể, cân nặng để lựa chọn chiều cao thích hợp của xe. Nếu sử dụng xe không thoải mái thì cần điều chỉnh lại độ dài, độ cao để đảm bảo phù hợp.

Trong quá trình lựa chọn xe, nên chọn loại xe có thể điều chỉnh được yên xe, tay cầm để giảm áp lực lên các đốt sống và xương vai.

3.2. Tư thế đạp xe đúng

Tư thế đạp xe quyết định đến hiệu quả của việc điều trị, vì vậy người bệnh cần chú ý như sau:

– Cơ thể nghiêng về phía trước, hai tay duỗi thẳng, bụng hóp, lưng thẳng và thở ra bằng bụng.

– Đùi song song với thanh ngang của xe, đầu gối và hông phải phối hợp nhịp nhàng với nhau.

– Chân đạp xuống dưới, bàn chân co lại, kéo lên trên, nâng bàn đạp rồi đẩy xuống.

– Động tác đạp xe thực hiện liên tục gồm 4 bước như sau: đạp, kéo, nâng và đẩy.

– Đạp xe nhẹ nhàng tiết kiệm sức lực, đẩy nhanh tốc độ hơn và giúp người bệnh luôn cảm thấy thoải mái.

3.3. Khởi động trước khi đạp xe

Trước khi đạp xe, bạn nên dành thời gian ít nhất 5 phút để khởi động các khớp tay chân. Bước này giúp bạn giảm cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, đồng thời giúp bạn đi xe đạp dễ dàng, hạn chế rủi ro.

4. LƯU Ý KHI ĐI XE ĐẠP

Với người bị thoát vị đĩa đệm, khi đạp xe cần lưu ý những điều sau:

4.1. Tránh đạp xe trên đường gồ ghề

Người bệnh không nên đạp xe trên đoạn đường gồ ghề, không bằng phẳng bởi những đoạn đường xấu có thể khiến cho đốt sống của bạn bị lệch ra ngoài gây ra tình trạng đau nhức dữ dội.

Người bệnh chỉ nên đạp xe ở những đoạn đường bằng phẳng, không có chướng ngại vật tại những nơi sân rộng rãi như công viên.

Lưu ý khi đi xe đạp ở người thoát vị đĩa đệm

4.2. Không đạp xe với tốc độ nhanh

Người bệnh cũng nên lưu ý không đạp xe với vận tốc quá nhanh, đập chậm và tăng dần tốc độ để cơ thể làm quen dần.

Đạp nhanh có thể gây nguy hiểm do cột sống của người bệnh bị đau, nếu không làm chủ hoặc xử lý được tình huống bất ngờ có thể gây chấn thương.

4.3. Đạp xe với quãng đường ngắn trước

Khi mới bắt đầu đạp xe, người bệnh nên bắt đầu với quãng đường ngắn trước để cơ thể quen dần với tốc độ đạp xe, sau đó tăng dần mỗi ngày.

Không nên vội vàng đạp xe đường dài gây quá sức, mệt mỏi và khiến cho sức khỏe, tình trạng bệnh bị ảnh hưởng.

5. LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA

Đi xe đạp chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm, không có tác dụng điều trị. Do vậy, người bệnh cần phải chú ý đến những lưu ý sau để sớm cải thiện tình trạng bệnh:

- Bổ sung thực phẩm giàu canxi, omega-3, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.

- Hạn chế ngồi quá lâu, sau 30 phút có thể vận động cơ thể.

- Giữ tư thế thoải mái khi ngồi, ngủ, đứng.

- Duy trì cân nặng hợp lý, thực hiện giảm cân nếu thừa cân béo phì để tránh áp lực lên cột sống.

- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress.

- Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.

Bài viết trên đã giúp độc giả hiểu rõ về vấn đề thoát vị đĩa đệm có đi xe đạp được không. Hi vọng, thông tin trên sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan