1
Bạn cần hỗ trợ?
Gai đôi cột sống S1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Gai đôi cột sống S1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Gai đôi cột sống S1 là khuyết tật bẩm sinh ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống, tủy sống ở vị trí S1. Mặc dù không phổ biến nhưng bệnh lý này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy gai đôi cột sống là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. GAI ĐÔI CỘT SỐNG S1 LÀ GÌ?

Gai đôi cột sống S1 có tên khoa học là Spina bifida. Bệnh lý là một dạng khuyết tật ống thần kinh do trong quá trình phát triển của thai nhi, ống thần kinh không đóng kín khiến xương sống bị tách thành hai phần, xảy ra ở đốt sống S1 – vị trí giao giữa đốt sống thắt lưng và đốt sống cùng.

Gai đôi đốt sống S1 chủ yếu do bẩm sinh, xảy ra trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Lúc đầu tủy sống của thai nhi phẳng nhưng sau đó được đóng lại gọi là ống thần kinh. Nếu ống thần kinh không được đóng hoàn toàn thì trẻ sinh ra sẽ bị nứt đốt sống.

Do đốt sống S1 là vị trí liên quan nhiều đến vận động nên cần chú ý phát hiện và điều trị kịp thời. Thông thường, gai đôi cột sống S1 thường có 3 thể: gai đôi cột sống ẩn, gai đôi cột sống có nang và thoát vị màng não bảo vệ quanh tủy sống.

3. NGUYÊN NHÂN GÂY NỨT ĐỐT SỐNG S1

Việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh giúp bạn chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn. Gai đôi cột sống là bệnh lý bẩm sinh. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng nứt đốt sống S1. Tuy nhiên bệnh rất dễ khởi phát do tác động các của yếu tố sau:

3.1. Không bổ sung đủ vitamin B9 (acif Folic)

Vitamin B9 là thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình hình thành dây thần kinh và các cơ quan khác của thai nhi. Không bổ sung đủ lượng vitamin này trong thời gian dài mang thai sẽ là nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật.

3.2. Sử dụng thuốc động kinh trong thời gian thai kỳ

Mang thai là thời điểm nhạy cảm và dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc điều trị. Sử dụng thuốc động kinh trong thời gian này sẽ cản trở quá trình hấp thu vitamin B9 và làm phát sinh các khiếm khuyết bất thường.

3.3. Tăng đường huyết

Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai có lượng đường huyết cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành các cơ quan của thai nhi. Nếu như không kiểm soát kịp thời, lượng đường huyết trong máu tăng quá mức sẽ gây dị tật ống thần kinh.

3.4. Sốt ác tính trong thời gian mang thai

Thân nhiệt tăng cao là một trong những nguyên nhân khiến quá trình tăng trưởng thai nhi bị cản trở. Nếu tình trạng này phát sinh vào tháng đầu tiên của thai kỳ, trẻ sẽ có nguy cơ bị gai đốt sống S1.

Ngoài nguyên nhân trên còn một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của gai đôi cột sống như:

- Tuổi tác: Càng lớn tuổi tình trạng lão hóa xương khớp càng cao dẫn đến tổn thương ở đốt sống S1

- Chấn thương: những tác động từ chấn thương khiến cột sống S1 phải chịu nhiều áp lực và có thể hình thành gai xương ở khu vực này.

- Các bệnh lý xương khớp: viêm khớp mãn tính cũng khiến gai đôi cột sống S1 có cơ hội khởi phát

- Lao động nặng thường xuyên phải cúi, mang vác nhiều

4. TRIỆU CHỨNG CỦA GAI ĐÔI CỘT SỐNG S1

Nứt đốt sống S1 bẩm sinh ở trẻ nhỏ thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, một số trường hợp triệu chứng rất giống với gai cột sống thường gặp như:

-  Đau vùng thắt lưng S1: Vị trí đau ở đốt sống L5-S1 xương cùng. Những cơn đau nhói đặc trưng, đặc biệt khi ngồi hoặc thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống. Khi ấn vào cảm giác đau tăng rõ rệt.

- Đau lan sang nhiều vị trí: Không chỉ đau ở đốt sống S1 mà cơn đau có thể lan rộng hơn ở thắt lưng, xương chậu và các vùng lân cận. Đôi khi có thể đau ở từ bắp chân trở xuống.

-  Khó vận động: Người bệnh bị hạn chế vận động, nhất là cúi, đứng, xoạc chân, bắp chân cũng yếu hơn.

- Tê bì chân tay: Đốt sống nứt ra cũng ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Do đó người bệnh có thể cảm nhận được các cơn tê bì chân tay, vận động kém linh hoạt

- Rối loạn tiểu tiện, đại tiện:  Khi gai đôi cột sống S1 chuyển biến nặng người bệnh có thể bị rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột

- Mất đường cong sinh lý ở cột sống: Có 10% nguy cơ bị mất đường cong sinh lý ở cột sống như hông không đều, cong vẹo cột sống do tật nứt đốt sống bẩm sinh.

5. GAI ĐÔI CỘT SỐNG S1 CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Tuy đây không phải bệnh xương khớp phổ biến nhưng chúng hoàn toàn có thể để lại biến chứng, đặc biệt ở độ tuổi trưởng thành từ 20-55 tuổi như:

5.1. Biến chứng ở người trưởng thành

Người bị gai đôi cột sống S1 có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm sau:

– Đau dây thần kinh liên sườn: Gây đau nhức ở vùng ngực, xương ức – nơi có dây thần kinh liên sườn đi qua. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi ho, hắt hơi hoặc vận động không đúng tư thế.

– Đau dây thần kinh tọa: Xuất hiện cơn đau âm ỉ từ thắt lưng kéo dài đến mông và chi dưới. Cơn đau xuất hiện nhiều về đêm hoặc khi trời chuyển lạnh.

– Thoát vị đĩa đệm: Đây là hiện tượng nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên ống sống và rễ thần kinh. Lúc này, người bệnh sẽ có biểu hiện đau nhức, khó chịu.

Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với biến chứng như rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cảm giác…

5.2. Biến chứng ở trẻ em

Theo thống kê, có đến hơn 166 nghìn trẻ em bị gai đôi cột sống S1 bẩm sinh, chiếm 0,2% tỷ lệ mắc ở trẻ em. Bệnh lý này có thể gây ra biến chứng:

– Thay đổi cấu trúc và hình dạng xương: Gai đôi cột sống có thể gây vẹo cột sống, trật khớp hông, tăng trưởng bất thường của hệ thống xương khớp, co rút cơ…

– Rối loạn cảm giác: Khiếm khuyết ở ống thần kinh khiến chức năng dẫn truyền của cơ quan này bị ảnh hưởng. Mức độ nhẹ, trẻ có thể bị rối loạn cảm giác và tê bì. Tuy nhiên, nếu dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng, hoạt động của ruột và bàng quang có thể mất kiểm soát.

– Nhiễm trùng tủy sống: Khối u chứa mạch máu, dây thần kinh phía sau lưng chính là môi trường thuận lợi để virus xâm nhập, đi vào tủy sống. Nhiễm trùng tủy có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

– Thắt tủy sống: Ống thần kinh không đóng kín hoàn toàn khiến các cơ quan bên trong không được bảo vệ. Một số trường hợp, dây thần kinh có thể bao quanh vị trí ống thần kinh bị mở nhằm mục đích bảo vệ tủy sống, cơ quan bên trong. Theo thời gian, dây thần kinh càng xiết chặt vào tủy, từ đó gây biến chứng thắt tủy sống.

– Viêm màng não: Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy, di chuyển lên não và gây viêm khu trú cơ quan này.

6. CHẨN ĐOÁN GAI CỘT SỐNG S1

Để nắm được mức độ tổn thương cột sống và dây thần kinh cột sống, bác sĩ sẽ thực hiện các liệu pháp tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh. Cụ thể:

6.1. Chẩn đoán ở người trưởng thành

– Đo điện cơ: Mục đích nhằm đo tốc độ thần kinh gửi tín hiệu điện về não hay các bộ phần như tay, chân… Từ đó, xác định mức độ tổn thương dây thần kinh cột sống và loại trừ nguyên nhân nhác.

 Chụp Xquang: Phương pháp giúp xác định tình trạng, mức độ ảnh hưởng của xương bị tổn thương hoặc thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, nắm bắt được mức độ thay đổi khớp và sự hình thành gai xương.

– Xét nghiệm máu: Chẩn đoán loại trừ đau cột sống do nguyên nhân khác.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT –scan): Cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu xương cột sống, mức độ chèn ép thần kinh.

6.2. Chẩn đoán ở thai nhi

Đối với phụ nữ mang thai, khi muốn phát hiện dị tật gai đôi cột sống,các bác sĩ có thể chỉ định sàng lọc bằng một số phương pháp như:

- Xét nghiệm máu: Nhằm xác định nồng độ alpha fetoprotein. Sản phụ có nồng độ cao có nguy cơ bị dị tật.

- Siêu âm: Kiểm tra những bất thường ở cột sống của thai nhi với hình ảnh một túi nhỏ nhô ra phần dưới thắt lưng và mông.

- Kiểm tra nước ối: Xét nghiệm này có thể dẫn đến sinh non, rò rỉ nước ối nên chỉ thực hiện với những trường hợp cần thiết. Chọc dò ối cho thấy nồng độ alpha fetoprotein chính xác hơn so với xét nghiệm máu.

Khi trẻ được ra đời và lớn lên có các dấu hiệu của gai đôi cột sống, có thể thực hiện thêm các chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, CT Scan, cộng hưởng từ MRI để đưa ra kết luận chính xác.

7. CÁCH CHỮA GAI ĐÔI CỘT SỐNG S1

Tùy vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp phổ biến dưới đây:

7.1. Vật lý trị liệu chữa gai đôi đốt sống S1

Vật lý trị liệu kết hợp dùng thuốc điều trị sẽ làm giảm được cơn đau hiệu quả và tăng khả năng phục hồi của xương khớp. Một số phương pháp vật lý trị liệu chữa gai đốt sống S1:

7.1.1. Chườm nóng 

- Người bệnh có thể chườm nóng trong trường hợp gai đốt sống gây chèn ép dây thần kinh, khiến tê bì. Hơi nóng giúp máu được lưu thông, giãn tổ chức cơ xung quanh, từ đó giảm đau.

- Các cách chườm nóng: Chườm bằng nước ấm 40-50 độ, đắp nến parafin, chườm các loại lá thảo dược…

7.1.2. Châm cứu, bấm huyệt

- Phương pháp này đòi hỏi người có chuyên môn và kỹ thuật cao

- Giúp giải phóng ra endorphin – giúp giảm đau nhanh chóng

- Giúp cơ thể thư giãn, giảm cảm giác đau nhức

- Tác động vào các mạch máu để tăng cường máu và oxy đi khắp cơ quan trong cơ thể

7.1.3. Dùng áo, nẹp cố định cột sống

- Có thể sử dụng đai lưng cột sống để lấy lại đường cong sinh lý.

- Nên lựa chọn các loại đai phù hợp với tình trạng bệnh và sử dụng kiên trì.

7.1.4. Sử dụng đèn chiếu hồng ngoại, tia laser, máy tạo sóng âm, sóng ngắn…

- Đây đều là các phương pháp kích thích lưu thông máu, giảm đau và kích thích quá trình làm lành tổn thương ở đốt S1

- Phương pháp này đòi hỏi các kỹ thuật viên có chuyên môn thực hiện, người bệnh không nên tự thực hiện tại nhà

- Cần kiên trì điều trị theo phác đồ kết hợp với chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý

7.2. Phẫu thuật dị tật gai đốt sống S1

 

Mục đích việc phẫu thuật là bảo tồn dây thần kinh, phục hồi giải phẫu bình thường và co vết nứt đốt sống. Phương pháp tinh vi này sẽ được thực hiện cẩn thận thông qua màn hình được phóng đại vị trí tổn thương gấp nhiều lần.

Ngoài ra, việc phẫu thuật làm liền đốt sống S1 có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng (viêm màng não) và giảm nguy cơ gây tàn tật về lâu dài. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại nhiều rủi ro, vì vậy hãy tham vấn ý kiến của chuyên gia và tuân thủ tuyệt đối mọi chỉ định của bác sĩ.

7.3. Điều trị gai đốt cột sống s1 ở trẻ em

Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định cho những trẻ em bị bệnh lý này.

Phẫu thuật trước sinh: Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật trước khi sinh với thai nhi trước tuần thứ 26 thai kỳ. Tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại rủi ro nên cần trao đổi bác sĩ về rủi ro và lợi ích trước khi quyết định.

Phẫu thuật sau sinh: Chỉ được thực hiện đối với gai đôi cột sống mở và thoát vị màng não. Điều này giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và bảo vệ tủy sống. Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt tủy sống, dây thần kinh trở lại bên trong cơ thể và bảo vệ bằng mô da.

Điều trị biến chứng: Với những trường hợp không kịp điều trị, gai đốt sống s1 có thể gây ra các biến chứng. Hoặc điều trị biến chứng sau khi thực hiện phẫu thuật.

8. PHÒNG TRÁNH GAI ĐÔI ĐỐT SỐNG S1 (NỨT ĐỐT SỐNG S1)

 

Gai đốt cột sống S1 gây ra rất nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý này, mỗi người nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Với phụ nữ mang thai thì cần chú ý dinh dưỡng của mình.

- Nên uống đủ 400mcg acid folic mỗi ngày. Nếu lần mang thai trước có dấu hiệu thai nhi nứt đốt sống thì nên uống bổ sung nhiều acid folic trước khi mang thai và trong thời gian đầu mang thai.

- Nên tham khảo ý kiến chuyên gia với bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc thảo dược đang sử dụng

- Kiểm soát tiểu đường hoặc béo phì. Nên giữ sức khỏe tốt nhất có thể

- Vận động để máu được lưu thông và tăng cường sức khỏe xương khớp

- Hạn chế thực phẩm có hại cho xương khớp như đồ dầu mỡ chiên xào, đồ nhiều ga hoặc chất kích thích

-  Nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế

- Giữ tinh thần thoải mái

- Chủ động thăm khám định kỳ

Có thể nói, gai đốt cột sống s1 là bệnh lý nguy hiểm, nhất là ở trẻ em. Vì vậy, những sản phụ cần lưu ý để phòng ngừa nguy cơ mắc phải. Với người già cũng nên chú ý sinh hoạt, dinh dưỡng của mình để hạn chế nguy cơ mắc.

- Ngoài ra hiện nay có thể  chữa và phòng tránh Gai đôi cột sống bằng cách sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe như ghế massage . Ghế Nhật Trần Sơn tự hào là đơn vị cung cấp các dòng ghế massage chuyên vật lý trị liệu của Nội Địa Nhật Bản với các dòng ghế như Panasonic, Fujiiryoki, Family Inada... Với nhiều năm trong lĩnh vực ghế massage chăm sóc sức khỏe Ghế Nhật Trần Sơm mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm tốt nhất của nội địa Nhật Bản.

- Để được tư vấn các dòng ghế vui lòng liên hệ Hotline: 0964.480.666

- Kênh giới thiệu reivew sản phẩm Youtube: Ghế Nhật Trần Sơn

- Kênh báo giá và thông tin chi tiết sản phẩm Website: ghenhattranson.com

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan