1
Bạn cần hỗ trợ?
Đau gót chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Đau gót chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Đau gót chân là bệnh gì, có nguy hiểm không, cách điều trị thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm.

1. ĐAU GÓT CHÂN LÀ GÌ?

Bàn chân của chúng ta được cấu tạo từ 26 xương, 33 khớp và hơn 100 gân. Gót chân là xương lớn nhất trong bàn chân. Nếu gót chân bị tổn thương hoặc chịu áp lực, giữ yên trong tư thế không thoải mái có thể gây ra tình trạng đau gót chân.

Tình trạng này có khi chỉ là cơn đau nhẹ thoáng qua hoặc nặng dần theo thời gian và có nguy cơ dẫn đến mất cảm giác. Hội chứng đau gót chân có thể liên quan tới bệnh lý xương khớp nào đó. Vì vậy, người bệnh đừng chủ quan khi cơ thể xuất hiện triệu chứng này.

2. TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP 

Ở mỗi trường hợp cụ thể, biểu hiện đau gót chân lại có sự khác biệt. Dưới đây là một số triệu chứng mà người đau gót chân có thể gặp phải:

- Người bệnh có thể bị đau lòng bàn chân khi ngủ dậy, đau khi bước chân xuống giường…

- Cơn đau có thể nhẹ, có khi nhức nhối, nhói buốt.

- Cảm giác đau cũng có thể khởi phát sau một động tác mạnh đột ngột, do mang mang vác vật nặng hoặc đứng trên bề mặt cứng quá lâu.

- Đối với các trường hợp xuất hiện gai xương, sẽ tác động vào phần mềm phía sau gây ra cảm giác đau đớn. Lâu ngày, các mô có thể bị viêm khiến cho chân sưng phù. Khi đó, cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi và đau lan sang khu vực quanh mắt cá chân.

- Các trường hợp béo phì, thường xuyên đi giày cao gót, vận động viên hoặc người bị dị tật bẩm sinh ở chân có nguy cơ gặp phải tình trạng này nhiều hơn so với những đối tượng khác.

3. NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Đau nhức gót chân không được xem là bệnh mà là triệu chứng lâm sàng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Việc tìm ra nguyên nhân chính xác sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị hiệu quả. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất:

3.1. Viêm cân gan bàn chân

Cân gan bàn chân có tác dụng giảm nhẹ lực dồn xuống bàn chân khi di chuyển, vận động. Nếu vùng này bị viêm sẽ gây tổn thương trực tiếp đến phần xương cân bám vào gót chân, gây nên bệnh gai xương gót chân. Từ đó sinh ra đau nhức gót.

Khi bị viêm cân gan bàn chân, người bệnh sẽ thấy đau nhức dữ dội vùng gót chân vào buổi sáng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài. Bệnh nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể chuyển sang mạn tính, tái phát nhiều lần, ảnh hưởng tới khả năng đi lại, vận động của người bệnh.

3.2. Đứt hoặc viêm gân gót chân

Gân gót chân hay còn gọi là gân Achilles nằm ở mặt sau cẳng chân, bám vào xương gót. Nếu đang vận động mà nghe thấy tiếng “phựt” ở mặt sau cẳng chân thì khả năng cao là gân Achilles của bạn đã bị đứt.

Đứt hoặc viêm gân Achilles thường có biểu hiện là cơn đau nhẹ ở phần gót chân. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi bạn chạy đường dài, leo cầu thang… Tuy nhiên, những cơn đau này sẽ được cải thiện nhanh chóng khi hoạt động nhẹ nhàng kết hợp những bài tập massage cho gan bàn chân.

Bệnh này thường gặp ở những người lao động nặng, vận động viên thể thao như điền kinh, bóng ổ, tennis, bóng chuyền…

Viêm gân Achilles là một trong những nguyên nhân gây đau gót bàn chân

3.3. Thoái hoá gót chân

Thoái hóa gót chân chủ yếu xảy ra do quá trình lão hóa dẫn đến bào mòn, tổn thương các mô sụn, hình thành các gai xương nhô ra, gây đau đớn trong quá trình di chuyển, vận động. Bên cạnh nguyên nhân do tuổi tác, thoái hóa gót chân còn còn có thể do thói quen thường xuyên đi giày cao gót, do chấn thương, do trọng lượng cơ thể quá lớn gây áp lực xuống gót chân…

3.4. Đau do chấn thương gan bàn chân

Chấn thương gan bàn chân có thể xảy ra khi di chuyển trên bề mặt lồi lõm, không bằng phẳng hoặc dẫm phải sỏi, đá khiến các mô mỡ đệm ở gan chân bị tổn thương. Từ đó, gây ra hiện tượng đau gót hoặc đau gan bàn chân.

Chấn thương gan bàn chân không quá nguy hiểm. Thông thường triệu chứng đau sẽ hết ngay sau vài ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hơn 1 tuần mà cơn đau không có dấu hiệu đỡ thì cần phải được thăm khám.

3.5. Đau xương gót chân do bệnh gout

Bệnh gout là một trong những tình trạng phổ biến nhất khiến các khớp xương và gót chân bị đau. Muốn khắc phục tình trạng đau nhức, người bệnh cần sớm phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị hợp lý để bệnh không tái phát.

3.6. Đau ở gót chân do bệnh Lupus

Nhiều trường hợp đau gót chân là biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các cơn đau tập trung nhiều vào buổi sáng sớm, giảm dần khi đi lại nhẹ nhàng trong ngày.

Nhiều trường hợp xuất hiện đau do bệnh lupus ban đỏ

3.7. Suy tĩnh mạch chi dưới

Tĩnh mạch ở xương gót chân bị viêm, dòng máu bị tắc, ứ nghẽn, không lưu thông tới được gót chân, dẫn tới bị sưng, đau.

Rất khó có thể để biết được vấn đề nào gây ra tình trạng đau gót chân của bạn. Do vậy, nếu cơn đau tại gót chân kéo dài dai dẳng, cần phải đến cơ sở y tế thăm khám mới có thể xác định chính xác được nguyên nhân.

3.8. Viêm tủy xương gót chân

Viêm tủy xương gót chân (nhiễm trùng xương) cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau gót chân. Ngoài biểu hiện đau gót chân, người bệnh còn có triệu chứng sốt, gót chân sưng đỏ, loét gót chân khi bị viêm.

3.9. Hội chứng ống cổ chân

Hội chứng ống cổ chân là tình trạng rối loạn thần kinh chày sau của ống cổ chân do áp lực lặp lại nhiều lần ở vùng này. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau gót chân.

Khi bị hội chứng ống cổ chân, ngoài cảm giác đau gót chân, người bệnh còn có biểu hiện đau nhức như châm chích ở bàn chân, ngón chân.

3.10. Viêm khớp phản ứng

Đau gót chân là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân có thể là do bệnh viêm khớp phản ứng. Tình trạng viêm khớp thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng ở cơ quan khác trong cơ thể, do quá trình đáp ứng miễn dịch quá mức với tình trạng nhiễm khuẩn.

3.11. Bong gân và căng cơ

Bong gân và căng cơ thường xảy ra ở những người bệnh hoạt động thể chất quá mức dẫn đến chấn thương gót chân. Từ đó, gây ra tình trạng đau nhức, thậm chí sưng tấy ở gót chân.

3.12. Gãy xương gót chân

Khi phần gót chân bị tác động đột ngột bởi một lực mạnh như va đập, tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp… xương không chịu được áp lực dẫn đến nứt, vỡ hoặc gãy. Đây chính là nguyên nhân khiến gót chân của bạn đau nhức dữ dội. Tình trạng này phải được sơ cứu kịp thời.

3.13. Mang giày cao gót

Phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót không chỉ khiến lưng đau mà còn gây đau nhức gót chân. Theo thông tin thu thập được, giày có gót càng cao, cơ gân càng bị dồn nén, tình trạng đau nhức gót chân cũng theo đó tăng lên.

4. ĐỐI TƯỢNG NÀO CÓ NGUY CƠ BỊ ĐAU GÓT CHÂN?

Đau gót chân là hiện tượng khá phổ biến, nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tuy nhiên, hiện tượng này thường gặp ở những người sau:

- Người có bàn chân phẳng hoặc bàn chân có vòm cao bất thường do di truyền.

- Người thừa cân, béo phì làm tăng sức ép cho xương và cơ của bàn chân.

- Vận động viên thể thao bóng đá, điền kinh, cầu lông, bóng chuyền…

- Công nhân lao động, những người thường xuyên phải mang vác vật nặng trong thời gian dài.

- Có tiền sử chấn thương ở bàn chân, gót chân.

- Nữ giới thường xuyên mang giày cao gót.

5. KHI NÀO BẠN CẦN GẶP BÁC SĨ?

Nếu đau gót trong các trường hợp sau bạn cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp:

- Chấn thương nặng gây phù nề, bầm dập, tụ máu phần mềm, khiến bản thân không đi lại được.

- Khởi phát đau không rõ nguyên nhân.

- Đau kéo dài, xuất hiện thường xuyên vào đêm và sáng.

- Có dấu hiệu nhiễm trùng sốt, da đỏ hoặc ấm lên.

Đối với các trường hợp này, bạn không nên tự ý phán đoán tình trạng bệnh của mình mà cần tới cơ sở y tế để được thăm khám lâm sàng và thực hiện những phương pháp chẩn đoán theo chỉ định của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phác đồ điều trị.

6. ĐAU GÓT CHÂN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Câu hỏi “đau gót chân có nguy hiểm không” là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi gặp tình trạng này.

Có thể nói, đau gót chân không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên tình trạng này lại ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, vận động người bệnh. Mặc dù vậy, nhưng trường hợp đau gót chân do bệnh lý thì người bệnh cũng không nên chủ quan. Bởi, đau gót chân có thể gây ra biến chứng:

- Hoại tử gót chân: Trường hợp nặng có thể phải cắt cụt chi để đảm bảo an toàn cho tính mạng.

- Nhiễm trùng gót chân: Nếu không được điều trị dễ gây nhiễm trùng huyết.

Đặc biệt, đau gót chân do chấn thương, gãy xương thì cần được sơ cứu kịp thời.

Tóm lại, dù không quá nguy hiểm tính mạng nhưng khi xuất hiện triệu chứng này, người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm.

7. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN 

Để tìm ra nguyên nhân và xác định phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán thông qua các phương pháp sau:

– Bác sĩ dựa trên triệu chứng lâm sàng của người bệnh, khả năng vận động, di chuyển để đánh giác mức độ.

– Chụp Xquang: Đánh giá chính xác xương gót chân, xác định vị trí nứt gãy xương nếu có.

– Chụp MRI: Hỗ trợ đánh giá tổn thương phần mềm, tình trạng xương nếu phim Xquang không phát hiện được những bất thường.

– Xét nghiệm máu: Dựa vào các chỉ số bạch cầu để xác định dấu hiệu nhiễm trùng.

8. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐAU GÓT CHÂN

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây đau mà bạn sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các trường hợp nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi, dùng thuốc để khắc phục cơn đau. Trường hợp nặng có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật nếu có chỉ định.

8.1. Chữa đau gót chân tại nhà

Với những trường hợp đau gót chân nhẹ, mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa đau gót chân như sau:

8.1.1. Mẹo chườm lạnh

Chườm lạnh là cách giảm đau gót chân đơn giản được nhiều người áp dụng. Nhiệt độ lạnh có tác dụng như chất gây tê tạm thời, hạn chế quá trình truyền phát tín hiệu đau về trung khu thần kinh, giúp giảm đau. Ngoài ra, đá lạnh còn giảm sưng gót chân trong trường hợp bị sưng.

Cách thực hiện:

– Bỏ vài cục đá lạnh vào trong túi chườm hoặc sử dụng túi chườm chuyên dụng nếu có.

– Áp trực tiếp túi chườm lên gót chân bị đau, di chuyển nhẹ nhàng quanh gót chân.

– Áp dụng phương pháp chườm lạnh này sau 2 tiếng để giảm đau, chống sưng viêm cho gót chân.

*Lưu ý: Không nên chườm đá trực tiếp vào gót chân. Nhiệt độ lạnh có thể gây bỏng.

8.1.2. Ngâm chân với nước muối Epsom

Muối Epsom có nhiều khoáng chất tốt, đặc biệt là magie, sulfate. Những chất này không chỉ giúp kháng viêm, tăng cường tuần hoàn máu mà còn làm thư giãn các cơ, xoa dịu cơn đau gót chân.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị sẵn một chậu nước ấm;

– Thêm 3 thìa muối Epsom, khuấy thật đều trong chậu nước;

– Ngâm gót chân bị đau nhức trong 20 phút. Kết hợp với mát xa, xoa bóp để tăng hiệu quả giảm đau.

– Cuối cùng, dùng khăn mềm lau khô và thoa kem dưỡng da để ngăn ngừa khô da.

8.1.3. Giảm đau gót chân với củ nghệ

Nghệ chứa hoạt chất Curcumin. Chất này có tác dụng như loại thuốc kháng viêm mạnh giúp chống lại phản ứng viêm. Qua đó, giúp giảm đau, giảm viêm hiệu quả.

Với nghệ, bạn có thể áp dụng những cách sau:

– Uống sữa nghệ: Lấy 2 thìa tinh bột nghệ đem pha chung với 200ml sữa ấm. Quậy thật đều và uống mỗi ngày. Nên uống vào bữa sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.

– Dùng nghệ và mật ong: Trộn nghệ với mật ong theo tỷ lệ 1: 1. Mỗi ngày ăn 2 thìa.

8.1.4. Mẹo chữa đau gót chân với gừng

Gừng có tính ấm, giúp hoạt huyết, tiêu viêm, giảm sưng đau và giúp tổn thương gót chân nhanh lành. Nghiên cứu cũng chỉ ra, nhiều hoạt chất trong gừng như geraniol hay hydrocarbon sesquiterpenic có tác dụng giảm đau, kháng viêm, làm giãn nở mạch máu, đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào mới thay thế các mô bị tổn thương.

Với gừng, cách thực hiện rất đơn giản:

– Uống trà gừng: Mỗi ngày 2 – 3 tách trà gừng, có thể uống nguyên chất hoặc pha thêm mật ong.

– Ngâm chân với nước ấm: Dùng 1 củ gừng giã nát, đem nấu với nước cho tới khi sôi. Sau đó, đổ ra chậu, pha thêm với nước nguội thành nước ấm. Người bệnh dùng nước đó ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ.

Tác dụng của gừng trong điều trị đau nhức gót chân

8.1.5. Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bởi, nằm nghỉ ngơi giúp bạn giảm áp lực cơ thể lên gót chân, giảm tình trạng đau nhức.

Người bệnh cũng chú ý tránh chạy hoặc đứng trong thời gian dài hay đi trên bề mặt cứng làm căng cơ gót chân.

8.2. Điều trị bằng thuốc

Đối với những chấn thương nhẹ, không xuất hiện viêm nhiễm, bạn có thể sử dụng thuốc để khắc phục tình trạng đau nhức , cụ thể là:

- Thuốc giảm đau không kê đơn thông thường như Paracetamon: Thuốc giúp hỗ trợ giảm nhanh cơn đau gót chân ở mức độ nhẹ đến trung bình.

- Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau không steroid như: Aspirin, Diclofenac, Meloxicam… Có tác dụng giảm sưng, viêm, xoa dịu cơn đau nhức. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn do chứa nhiều tác dụng phụ.

- Tiêm corticoid tại chỗ: Đây là biện pháp sử dụng khi các thuốc giảm đau trên không phát huy tác dụng. Bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm bơm thuốc trực tiếp vào vùng gót chân bị ảnh hưởng, giúp giảm đau. Tuy nhiên, cần theo chỉ định bác sĩ để đề phòng tác dụng phụ.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc sau:

- Thuốc giãn cơ giúp giảm hiện tượng co thắt cơ ở gót chân;

- Thuốc kháng sinh dùng khi bị nhiễm trùng ở gót chân;

- Thuốc hạ axit uric nếu người bệnh bị đau gót chân do gout;

- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm, sử dụng để điều trị đau gót chân do ảnh hưởng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

8.3. Sử dụng nẹp

Đối với các trường hợp đau gót chân do gãy xương hoặc trật khớp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nẹp để cố định phần xương và khớp. Việc dùng nẹp giúp hỗ trợ xương, khớp liền lại nhanh hơn.

Tuy nhiên, khi dùng nẹp, cần tránh tác động lực lên phần gót. Khi di chuyển, phải dùng nạng hoặc xe hỗ trợ. Ngoài ra, có thể dùng đế chỉnh hình hoặc băng dán cố định rocktape.

8.4. Điều trị bằng vật lý trị liệu

Một trong những phương pháp giúp giảm đau gót chân được áp dụng hiện nay là điều trị bằng vật lý trị liệu. Phương pháp này giúp khô phục chức năng của cơ thể, giúp người bệnh giảm đau đớn mà không cần dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa.

Ngoài các bài tập kéo dãn gót chân, bàn chân, quá trình trị liệu còn có thể được hỗ trợ bởi các thiết bị máy móc hiện đại như: máy tạo sóng xung kích Shockwave, máy tạo tia Laser…

9. BỔ SUNG DƯỠNG CHẤT HỖ TRỢ GIẢM ĐAU GÓT CHÂN, CẢI THIỆN XƯƠNG KHỚP TOÀN THÂN

Theo các chuyên gia đầu ngành xương khớp, để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau gót chân nói riêng, đau nhức xương khớp nói chung, người bệnh cần bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp. Trong đó, có thể kể đến những dưỡng chất như Kollagen type 2, AKBAMAX, Glucosamine… Đây đều là những hoạt chất đã được khoa học nghiên cứu, chứng minh lâm sàng tác dụng hỗ trợ xương khớp rất tốt, cụ thể:

– Glucosamine: Hỗ trợ giảm đau cho người bị viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Kích thích sản sinh mô liên kết với xương, tăng sinh chất nhầy của dịch khớp, tăng khả năng bôi trơn của khớp.

– Kollagen II-xs: Hỗ trợ giảm đau, chống viêm và tăng cường khả năng vận động của khớp. Đồng thời, hỗ trợ ngăn chặn quá trình phá hủy sụn khớp.

– AKBAMAX: Hỗ trợ giảm đau, giảm viêm hiệu quả đối với người bị bệnh xương khớp. Ức chế quá trình tự miễn, giảm viêm khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Hỗ trợ giảm đau xương khớp, táo tại sụn khớp

10. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 

Để phòng ngừa hiện tượng đau gót chân, mọi người cần lưu ý điều sau:

- Giảm cân, kiểm soát cân nặng ở ngưỡng hợp lý (tham khảo bảng chỉ số BMI).

- Thêm tinh bột nghệ, gừng vào trong các món ăn hàng ngày giúp chống viêm hiệu quả.

- Ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ kết hợp mát xa bàn chân, gót chân để thư giãn, đồng thời tăng cường lưu thông máu để chữa lành các mô bị tổn thương.

- Hoạt động đúng cách, tránh tập luyện thể dục, thể thao quá mức ảnh hưởng gót chân.

- Bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin D vào bữa ăn hàng ngày để cải thiện mật độ xương, đồng thời tăng cường lưu thông máu để chữa lành các mô bị tổn thương.

- Mang giày dép đúng kích cỡ vừa vặn. Phụ nữ nên hạn chế mang giày cao gót bởi đây chính là nguyên nhân gây đau gót chân phổ biến ở nữ giới.

- Hạn chế các hoạt động tăng áp lực cho gót chân. Chẳng hạn như đứng lâu, đi lại, mang vác vật nặng, chạy nhảy nhiều…

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi đau gót chân là gì, cũng như nắm được một số phương pháp điều trị. Để biết chính xác mình bị đau gót chân do đâu, cách điều trị ra sao, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. 

-  Ngoài ra hiện nay có thể phòng ngừa điều trị bệnh đau gót chân bằng cách sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe như ghế massage . Ghế Nhật Trần Sơn tự hào là đơn vị cung cấp các dòng ghế massage chuyên vật lý trị liệu của Nội Địa Nhật Bản với các dòng ghế như Panasonic, Fujiiryoki, Family Inada... Với nhiều năm trong lĩnh vực ghế massage chăm sóc sức khỏe Ghế Nhật Trần Sơm mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm tốt nhất của nội địa Nhật Bản.

- Để được tư vấn các dòng ghế vui lòng liên hệ Hotline: 0964.480.666

- Kênh giới thiệu reivew sản phẩm Youtube: Ghế Nhật Trần Sơn

- Kênh báo giá và thông tin chi tiết sản phẩm Website: ghenhattranson.com

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan