1
Bạn cần hỗ trợ?
Các vị trí đau sau lưng thường gặp – Đau ở đâu nguy hiểm nhất?

Các vị trí đau sau lưng thường gặp – Đau ở đâu nguy hiểm nhất?

Đau lưng là bệnh lý thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là các vị trí đau sau lưng thường gặp và nguyên nhân, biện pháp cải thiện.

1. CÁC VỊ TRÍ ĐAU SAU LƯNG THƯỜNG GẶP NHẤT

Tình trạng đau lưng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân. Dưới đây là các khu vực đau thường gặp nhất:

1.1 Đau vùng thắt lưng

Một trong những vị trí đau lưng thường gặp nhất ở cả nam và nữ là đau vùng thắt lưng. Thắt lưng cột sống gồm 5 đốt sống từ L1 đến L5 và hệ thống các cơ, gân, dây chằng bao quanh.

Triệu chứng đau vùng thắt lưng là các cơn đau khu vực trên mông, có thể âm ỉ cả ngày và ngày càng nặng hơn. Cường độ cơn đau tăng khi vận động nhiều, đặc biệt là khi cúi người, khi đứng lên hay ngồi lâu cùng một tư thế.

Nguy hiểm hơn, đau vùng thắt lưng còn có thể lan xuống cẳng chân, bàn chân gây tê bì, châm chích, thậm chí liệt chi, mất kiểm soát tiểu tiện, sốt lạnh run… Nguyên nhân của tình trạng này có thể do:

- Thoái hóa cột sống thắt lưng

- Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

- Đau thần kinh tọa

- Hẹp ống sống

- Gãy đốt sống do loãng xương

- Viêm cột sống dính khớp

- Đau xơ cơ

1.2 Bị đau lưng giữa

Khác với đau thắt lưng, đau lưng giữa là tình trạng khá hiếm gặp. Tuy nhiên, tình trạng này cũng khá nguy hiểm và có thể chuyển sang mãn tính nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Vùng lưng giữa là khu vực từ cột sống ngực tới phấn cuối cùng của khung xương sườn (từ T1-T12). Bất kỳ cấu trúc nào tại vùng lưng giữa nếu bị tổn thương cũng đều có thể gây đau nhức từ mức độ nhẹ đến nặng.

Một số nguyên nhân thường gặp nhất gây đau lưng giữa là:

- Ngã, tai nạn giao thông, chơi thể thao… gây chấn thương

- Loãng xương

- Thoát vị đĩa đệm

- Đau thần kinh tọa

- Thoát hóa cột sống…

1.3 Đau lưng bên trên

Phần lưng trên được giới hạn từ vùng dưới cổ đến vùng cuối cùng của lồng ngực. Lưng trên được tạo thành từ 12 xương đốt sống, từ T1 đến T12. Bên cạnh cảm giác đau nhói, đau âm ỉ thì người bệnh có thể cảm nhận được những cơn nóng rát và co cứng.

Một thống kê khoa học đã chỉ ra rằng, ở nam giới, tỷ lệ đau lưng trên là 1/10. Trong đó ở nữ giới, tỷ lệ đau lưng trên lên đến 1/5. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn ít gặp hơn so với đau lưng dưới.

Nguyên nhân dẫn đến đau lưng trên có thể do:

- Thoái hóa đốt sống ngực: Khi các mô sụn bị mài mòn, rễ thần kinh, đĩa đệm, dây chằng… ở vùng ngực bị tổn thương gây ra tình trạng đau nhức. Đặc biệt khi vận động, các đầu xương cọ xát vào nhau, đồng thời gây áp lực lên các dây thần kinh khiến người bệnh thấy ngứa ran, tê bì.

- Thoát vị đĩa đệm: Khi phần nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài qua vết rách của vòng sơ bọc bên ngoài sẽ chèn ép lên dây thần kinh cột sống hoặc chảy vào ống sống gây đau lưng.

- Do tư thế không đúng, vận động quá mức, lao động nặng hoặc chấn thương…

1.4 Vị trí đau sau lưng thường gặp: Đau lưng bên dưới

Phần lưng dưới được tạo bởi 5 đốt sống, đánh dấu từ L1 đến L5. Tình trạng đau lưng dưới thường gặp phổ biến ở mọi độ tuổi, kể cả những người trẻ. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, ít nhất 80% người Mỹ bị đau thắt lưng ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Điều này cho thấy mức độ phổ biến của đau thắt lưng.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này gồm:

- Thoát hóa đốt sống lưng dưới: Thoái hóa đốt sống thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi, khiến cấu trúc cột sống bị phá vỡ, làm suy giảm chức năng vận động của cột sống, khiến phần lưng dưới căng cứng và đau.

- Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm thóát vị chèn ép lên các dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đau âm ỉ hoặc đau dồn dập, tê bì vùng bị ảnh hưởng.

- Hẹp ống sống: Khi không gian trong ống sống bị thu hẹp lại sẽ gây áp lực lên tủy sống và các day thần kinh. Do đó, triệu chứng đi kèm sẽ là đau nhức, tê bì, yếu mỏi cơ.

1.5 Đau lưng bên phải

Khi bị đau lưng bên phải, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và can thiệp y tế kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Cụ thể là:

- Tổn thương mô mềm hoặc cột sống: Đau lưng bên phải triệu chứng phổ biến của cũng xuất phát từ những vấn đề liên quan đến cơ, dây chằng, gân, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, hẹp ống sống…

- Gặp vấn đề về cơ quan nội tạng: Các bộ phận như gan, mật, dạ dày, hệ tiêu hóa… nếu gặp vấn đề cũng có thể gây đau lưng phải.

- Một số vấn đề khẩn cấp: Tình trạng đau có thể do các vấn đề y tế khẩn cấp như viêm ruột thừa, phình động mạch chủ bụng, viêm tủy xương… gây nên. Cần đi khám sớm để phát hiện kịp thời.

1.6 Đau lưng bên trái

Một trong các vị trí đau sau lưng thường gặp là khu vực lưng phía bên trái, đặc biệt là phần thắt lưng trái. Cần xác định chính xác nguyên nhân thì mới có thể loại bỏ được cơn đau.

Một số nguyên nhân dẫn đến đau lưng bên trái là:

- Do tổn thương mô mềm: Khi cơ lưng trái bị căng quá mức, bị va đập dẫn đến chấn thương, rách dây chằng thì vùng lưng trái của bạn có thể sẽ bị đau.

- Do cột sống bị tổn thương: Lưng trái bị đau có thể là hậu quả của tình trạng thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

- Do các bệnh lý khác như: sỏi thận, nhiễm trùng thận, viêm tụy, viêm đại tràng, lạc nội mạc tử cung ở nữ giới…

1.7 Đau sau lưng vùng phổi

Cơ thể có hai lá phổi được bảo vệ bởi toàn bộ khung xương sườn. Đau sau lưng vùng phổi là các cơn đau phía trên thắt lưng, có thể âm ỉ kéo dài hoặc đau nhói tại một điểm. Nguyên nhân chính gây ra trạng này là do phổi bị tổn thương, các bệnh lý về phổi như viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi…

Bên cạnh đó, đau khu vực phổi cũng có thể do một số nguyên nhân khác như:

- Đứng ngồi sai tư thế khiến căng cơ gây đau mỏi vùng lưng

- Bị chấn thương, va đập mạnh

- Bệnh lý xương khớp…

1.8 Đau lưng ở khu vực thận

Thận nằm cạnh cột sống thắt lưng ở phía dưới của xương sườn. Một người bình thường sẽ có 2 quả thận nằm đối xứng ở hai bên cột sống thắt lưng. Thận bên trái nằm cao hơn thận bên phải khoảng 2cm.

Cơn đau do thận xảy ra bên dưới lồng xương sườn, tại một hoặc cả hai bên cột sống, tùy thuộc vào một hay cả 2 quả thận đều bị tổn thương. Nhiều người cũng có thể cảm thấy như thể cơn đau đến từ sâu bên trong cơ thể.

1.9 Đau toàn bộ lưng

Một số trường hợp, người bệnh không xác định được vị trí đau chính xác ở đâu. Cảm giác ê ẩm khắp lưng, lúc đau nhiều chỗ này, lúc đau nhiều chỗ khác. Khi gặp tình trạng này, bạn cần được thăm khám y tế mới có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

2. CÁC CẤP ĐỘ ĐAU SAU LƯNG CÓ THỂ GẶP

2.1 Đau lưng cấp tính

Nếu tính trạng đau lưng kéo dài một vài ngày cho đến 4 tuần thì được gọi là đau lưng cấp tính. Đau lưng cấp tính thường xảy ra ngay sau khi bạn bị chấn thương, làm việc, vận động sai tư thế, nằm ngủ nệm cứng, bê vác, vận động mạnh… Tình trạng đau thường sẽ thuyên giảm và chấm dứt khi được nghỉ ngơi hoặc xoa bóp, dán cao.

2.2 Đau lưng bán cấp

Đau lưng bán cấp kéo dài hơn so với đau lưng cấp tính. Thông thường, nguyên nhân của tình trạng này rất khó để xác định nếu không được thăm khám y tế thận trọng. Người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa để bác sĩ tư vấn cụ thể, tránh tình trạng bán cấp chuyển biến thành mãn tính.

2.3 Đau lưng mãn tính

Đây là cấp độ cao nhất của đau lưng. Người bệnh có thể sẽ phải sống chung cả đời với tình trạng này. Các cơn đau thường sẽ tái đi tái lại mỗi khi hoạt động quá mức, thay đổi thời tiết, thậm chí đang rất bình thường vẫn sẽ đau.

3. BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CÁC VỊ TRÍ ĐAU SAU LƯNG THƯỜNG GẶP

3.1 Chườm nóng, chườm lạnh

Chườm là biện pháp giảm đau, giảm sưng viêm đơn giản, có thể thực hiện tại nhà mang lại tác dụng tốt. Chườm lạnh (chườm bằng đá) phù hợp với các trường hợp đau lưng do viêm hoặc ngay sau khi gặp chấn thương, không bị vết thương hở. Chườm nóng áp dụng tại các vị trí đau sau lưng thường gặp do bị căng cơ, căng gân.

Để đạt hiệu quả tốt, nên chườm mỗi lần khoảng 20 phút xung quanh vị trí lưng bị đau. Lưu ý nhiệt độ để tránh bị bỏng nóng hoặc bỏng lạnh.

3.2 Xoa bóp, massage khu vực lưng bị đau

Massage lưng để tăng hiệu quả và sự thoải mái, có thể sử dụng thêm dụng cụ hỗ trợ như con lăn, gối, bàn đệm… Nếu không, bạn có thể dụng tay thực hiện. Trước khi massage, nên bôi một lớp kem dưỡng da hoặc dầu để chống trơn trượt. Các động tác day miết nên được thực hiện trong khoảng 3 phút/ lần.

Chú ý điều chỉnh lực bàn tay vừa phải để vùng lưng cảm thấy thoải mái nhất. Nếu đau, cần giảm lực hoặc điều chỉnh phương pháp xoa bóp. Đặc biệt, khu vực dưới lưng không có xương sườn bảo vệ cần thao tác nhẹ nhàng hơn.

3.3 Nghỉ ngơi, vận động hợp lý

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến lưng bị đau là do vận động cường độ mạnh, vận động sai tư thế… Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng này, cần chú ý vận động nhẹ nhàng, không cúi người quá sâu, không đứng lên ngồi xuống đột xuất, không bê vác nặng.

Bên cạnh đó, cần dành thời gian nghỉ ngơi để cơ xương khớp có thời gian phục hồi. Tránh làm việc quá sức đối với những người có tiền sử hoặc đang bị bệnh xương khớp.

3.4 Ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn khiến hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ mắc bệnh hơn, trong đó không loại trừ các bệnh lý về cơ xương khớp.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nên tăng cường nhóm thực phẩm giàu omega-3, vitamin D, protein, canxi và hạn chế các loại thực phẩm gây viêm như đồ ăn nhanh, nước uống chứa chất kích thích…

3.5 Kiểm soát tốt cân nặng

Trọng lượng cơ thể quá lớn có thể gây áp lực lên hệ xương, khiến cột sống phải chống chịu nhiều hơn. Lâu ngày có thể gây tổn thương cột sống, gây đau lưng. Nếu bạn đang gặp tình trạng mất kiểm soát cân nặng, béo phì mà không thể tự mình điều chỉnh, hãy đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn.

3.6 Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm đau và tái tạo sụn khớp

Bên cạnh các phương pháp kể trên, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên để hỗ trợ làm dịu cơn đau, thúc đẩy tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp, tăng độ bền và sự dẻo dai cho xương khớp. Đặc biệt, ưu tiên các sản phẩm nguồn gốc thảo dược hoặc có thành phần gồm các tinh chất sau:

- Glucosamin: Glucosamin là một loại đường tự nhiên được tìm thấy ở mô đệm của khớp. Trong tự nhiên, người ta thường dùng chiết xuất Glucosamin từ các động vật có vỏ để hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm xương khớp, đau nhức xương khớp,…

- Kollagen II-xs: Được chiết xuất từ sụn ức gà non có chứa Collagen type 2, Chondroitin (thành phần trong sụn cá mập) và Acid hyaluronic. Các hoạt chất này là nguyên liệu cấu thành sụn khớp và dịch khớp, giúp hỗ trợ tăng cường tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch bôi trơn và bảo vệ bề mặt sụn.

- AKBAMAX: Chiết xuất từ cây Nhũ hương, có hàm lượng cao AKBA (Acetylketo-β-boswellic acid). Theo các nghiên cứu lâm sàng của Đại học São Paulo, Brazil cho thấy AKBAMAX giúp hỗ trợ giảm đau, cải thiện khả năng vận động của người bệnh hiệu quả.

-  Ngoài ra hiện nay có thể phòng ngừa điều trị bệnh đau lưng bằng cách sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe như ghế massage . Ghế Nhật Trần Sơn tự hào là đơn vị cung cấp các dòng ghế massage chuyên vật lý trị liệu của Nội Địa Nhật Bản với các dòng ghế như Panasonic, Fujiiryoki, Family Inada... Với nhiều năm trong lĩnh vực ghế massage chăm sóc sức khỏe Ghế Nhật Trần Sơm mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm tốt nhất của nội địa Nhật Bản.

- Để được tư vấn các dòng ghế vui lòng liên hệ Hotline: 0964.480.666

- Kênh giới thiệu reivew sản phẩm Youtube: Ghế Nhật Trần Sơn

- Kênh báo giá và thông tin chi tiết sản phẩm Website: ghenhattranson.com

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan