So với các bệnh viêm khớp khác thì viêm khớp nhiễm khuẩn thường hiếm gặp hơn. Tuy nhiên, căn bệnh này khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau dữ dội và những hệ lụy khôn lường nếu không được chữa trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của căn bệnh này ngay sau đây.
Viêm khớp nhiễm khuẩn hay còn gọi là viêm khớp nhiễm trùng hoặc viêm khớp truyền nhiễm là tình trạng nhiễm trùng ở khớp. Nó xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus ở một khu vực khác của cơ thể qua đường máu lan đến khớp. Hoặc bệnh xuất hiện do vi khuẩn, nấm từ vết thương hở, vết thương do phẫu thuật tại khớp. Viêm khớp nhiễm khuẩn thường chỉ xảy ra ở một khớp lớn như khớp gối, khớp hông hoặc vai.
Các triệu chứng cơ bản của bệnh bao gồm:
- Đau dữ dội ở khớp bị ảnh hưởng, nhất là khi cử động
- Sưng khớp
- Nóng, đỏ quanh khớp
- Sốt
- Ớn lạnh
- Mệt mỏi
- Nhịp tim nhanh
Ngay khi xuất hiện một hoặc một vài biểu hiện này, người bệnh cần tới ngay các cơ sở khi tế để được thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ.
Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể là:
- Thoái hóa khớp
- Nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể
- Sốc nhiễm trùng có thể dẫn tới tử vong
- Biến dạng khớp
- Tàn phế
Viêm khớp nhiễm khuẩn nếu không được chữa trị tích cực có thể gây thoái hóa khớp
Các loại virus, vi khuẩn gây bệnh bao gồm:
- Tụ cầu Staphylococcus aureus
- Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu
- Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis
- Viêm gan A, B, C
- HIV
- Quai bị
- Alphavirus
- Flavivirus
Viêm khớp nhiễm trùng do nấm thường phát triển chậm hơn so với viêm khớp nhiễm trùng do viruss, vi khuẩn. Các loại nấm có thể kể đến là:
- Histoplasma
- Coccidiomyces
- Blastomyces
Một số bệnh lý về xương khớp hoặc chấn thương sẽ khiến cho ổ khớp bị ảnh hưởng, làm suy yếu hệ thống bảo vệ của ổ khớp. Điều này sẽ khiến cho các loại vi khuẩn dễ xâm nhập vào khớp.
Một số đối tượng có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn cao hơn những người khác. Cụ thể là:
- Trẻ nhỏ và người lớn tuổi
- Người đã từng phẫu thuật khớp hoặc cấy ghép nhân tạo
- Người mắc bệnh về khớp như: viêm khớp, lupus, bệnh gout
- Người gặp các vấn đề về da: vẩy nến, chàm, da mỏng, có vết thương trên da
- Bệnh nhân bị tiểu đường, ung thư
- Người có hệ miễn dịch suy yếu
- Người hút thuốc lá
Để điều trị được bệnh, trước hết cần xác định chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Để chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp sau:
- Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng bệnh thể hiện ra bên ngoài cơ thể, hỏi người bệnh về tiền sử bệnh.
- Xét nghiệm dịch khớp: sẽ giúp nhận biết khớp có bị nhiễm trùng không và nguyên nhân nhiễm trùng.
- Xét nghiệm máu: giúp bác sĩ xác định tình trạng viêm và sự tồn tại của vi khuẩn trong máu.
- Chụp X-quang: xác định tổn thương khớp
- Chụp CT
- Chụp MRI: để đánh giá sự phá hủy khớp
- Thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp để tiêu diệt loại vi khuẩn tồn tại trong khớp. Có thể sẽ mất từ 4 – 6 tuần sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ hoàn toàn tác nhân lây nhiễm. Thông thường người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng bệnh được cải thiện hơn trong vòng 48 giờ sử dụng kháng sinh
- Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid như ibuprofen
- Thuốc chống nấm: được chỉ định nếu tác nhân gây bệnh là nấm.
Một dạng nẹp phù hợp với vị trí khớp bị nhiễm trùng sẽ được chỉ định nhằm cố định khớp của người bệnh. Phương pháp này sẽ giúp tránh gây ra những tổn thương tại khớp, hỗ trợ khớp mau lành.
Chườm nóng hoặc lạnh tại khớp bị viêm có thể giúp giảm sưng, giãn cơ từ đó người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn. Người bệnh có thể dùng khăn, túi chườm trong phương pháp này.
Sau khi vị trí khớp nhiễm khuẩn được làm sạch, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp vật lý trị liệu với các kỹ thuật sau:
- Sử dụng sóng ngắn
- Bức xạ hồng ngoại
- Điện di kháng sinh
Phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi sẽ được thực hiện để rửa sạch khớp, loại bỏ chất bao hoạt dịch bị nhiễm trùng, ngăn ngừa tổn thương khớp.
Đôi khi, bác sĩ có thể dùng kim nhỏ để loại bỏ chất lỏng bị nhiễm trùng mà không cần phải phẫu thuật. Nhưng phương pháp này cần được thực hiện một vài lần mới loại bỏ được hết chất lỏng.
Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện. Cụ thể là:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Bổ sung omega-3, canxi, vitamin và khoáng chất vào thực đơn. Đồng thời hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, kiêng rượu bia, thuốc lá.
- Quan hệ tình dục an toàn
- Duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
- Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao.
Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn.
Ghế massage không chỉ là thiết bị giúp giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Chúng còn sử dụng nhiều công nghệ, tính năng giúp làm dịu các cơn đau nhức như đau cột sống, đau lưng.
Khi có nhu cầu mua ghế massage, không ít người băn khoăn nên mua loại gì, giá thành ra sao và thương hiệu nào đáng tin cậy.
Xuất hiện tại thị trường Việt và được hàng triệu người tiêu dùng Việt tin tưởng, lựa chọn và sử dụng là các siêu phẩm máy massage nội địa Nhật Bản