1
Bạn cần hỗ trợ?
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ NGUY HIỂM KO

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ NGUY HIỂM KO

Nhiều người bệnh lo lắng liệu thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không. Thực tế cho thấy, tình trạng này có nguy cơ tiến triển nghiêm trọng và để lại hàng loạt biến chứng đáng lo ngại nếu không được điều trị kịp thời. Một số vấn đề điển hình có thể kế đến như: tổn thương hệ thần kinh, hội chứng chùm đuôi ngựa, rối loạn bài tiết…

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Tình trạng này có thể gây đau mãn tính cùng nhiều biến chứng nghiêm trọng khác, điển hình như: rối loạn bài tiết, tổn thương hệ thần kinh, hội chứng chùm đuôi ngựa… Thông thường, liệu pháp điều trị bảo tồn thường được ưu tiên nhằm kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp buộc phải can thiệp phẫu thuật kịp thời để tránh tàn tật vĩnh viễn. (2)

Biến chứng có thể gặp phải

Thoát vị đĩa đệm là vấn đề bệnh lý đáng lo ngại. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải nếu bệnh tiến triển nặng và không được điều trị kịp thời, đúng cách:

1. Rối loạn bài tiết

Chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể khiến các khớp xương trong cột sống lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chèn ép dây thần kinh, gây rối loạn cơ tròn. Trong trường hợp này, người bệnh rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn bài tiết, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ. Triệu chứng ban đầu là bí tiểu, về lâu dài sẽ thường xuyên đái dầm, thậm chí tiểu mất kiểm soát.

2. Tổn thương hệ thần kinh

Chèn ép thần kinh do thoát vị đĩa đệm có nguy cơ cao gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Tình trạng này có thể xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm rò rĩ liên tục, tạo áp lực nghiêm trọng lên dây thần kinh tại vùng ảnh hưởng. Về lâu dài, chức năng bó sợi bị rối loạn, quá trình chữa lành và phục hồi trở nên khó khăn hơn. Một số triệu chứng có thể nhận biết như:

  • Mất cảm giác tại vùng bị ảnh hưởng.

  • Cảm giác tê, ngứa tái phát liên tục.

  • Giảm khả năng vận động và giữ thăng bằng.

  • Mất cảm giác ở vùng hông, chân và bàn chân.

3. Rối loạn chức năng tiêu hóa

Tủy sống là một cấu trúc phức tạp bao gồm các tế bào, mô và dây thần kinh. Bao quanh bên ngoài là cột sống, gồm 33 đốt sống với các đĩa đệm giảm xóc. Chức năng chính của tủy sống là truyền tín hiệu từ hệ thống thần kinh trung ương đến các phần còn lại trong cơ thể. Do đó, nếu cấu trúc cột sống bị chèn ép hoặc đĩa đệm thoát vị, các dây thần kinh kiểm soát hệ thống tiêu hóa ngay lập tức bị ảnh hưởng, cụ thể như sau:

  • Các dây thần kinh bên ngoài: Dây thần kinh này liên kết hệ thống tiêu hóa với não và tủy sống, thực hiện chức năng giải phóng các tín hiệu hóa học, thông báo cho cơ quan tiêu hóa giãn ra hoặc co lại.

  • Dây thần kinh bên trong: Đây là hệ thống thần kinh của đường ruột, có liên quan đến quá trình xử lý thức ăn bên trong ruột. Khi thức ăn được tiếp nhận, thành ruột kéo căng, dây thần kinh sẽ giải phóng tín hiệu để đẩy nhanh quá trình di chuyển và sản xuất dịch tiêu hóa.

4. Hội chứng chùm đuôi ngựa

Tổn thương thần kinh vĩnh viễn do thoát vị đĩa đệm có thể gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa. Đây là tình trạng mất cảm giác vùng dưới cột sống, bao gồm mông và đùi. Trường hợp này cần can thiệp y tế ngay lập tức để tránh biến chứng nghiêm trọng hơn.

Hội chứng có thể gây liệt hai chi dưới kèm hiện tượng tiểu không tự chủ, tổn thương trực tràng và một số tình trạng cấp cứu ngoại khoa khác. 60% người bệnh là nam giới, độ tuổi trung bình là 42, 82% có tiền sử đau thắt lưng mãn tính.

70% trường hợp nhận thấy triệu chứng đau thắt lưng, đau chân dữ dội, phổ biến hơn cảm giác tê và đại tiện không tự chủ. Hội chứng thường tiến triển bán cấp tính trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần. Một số triệu chứng điển hình phải kể đến gồm:

Bí tiểu, tiểu không tự chủ: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng người bệnh không muốn đi tiểu hay mất cảm giác muốn đi tiểu như bình thường.

  • Đại tiện không tử chủ: Tình trạng này xảy ra do rối loạn chức năng cơ vòng hậu môn.

  • Rối loạn cảm giác bộ phận sinh dục, hậu môn và vùng mông.

  • Yếu hoặc liệt các chi dưới.

  • Đau lưng hoặc chân (đau thần kinh tọa).

  • Rối loạn chức năng tình dục.

5. Viêm màng nhện tủy sống

Các dây thần kinh xung quanh tủy sống được bảo vệ bởi một số lớp màng. Khi chứng thoát vị đĩa đệm xảy ra, những lớp này có thể bị viêm, gợi là chứng viêm màng nhện tủy sống. Triệu chứng phổ biến là đau nhói hoặc đau dữ dội vùng lưng, co giật, co thắt cơ hoặc xảy ra các rối loạn liên quan đến bàng quang hoặc ruột. Người bệnh luôn phải thay đổi tư thế thường xuyên để giảm bớt sự khó chịu. Ngoài ra, nhiều vấn đề nghiêm trọng khác có thể xảy ra bao gồm: (4)

  • Không thể ngồi.

  • Chuột rút cơ,

  • Rối loạn chức năng tình dục.

  • Cảm giác như công trùng hoặc nước đang di chuyển trên da.

  • Đau mãn tính và dai dẳng vùng lưng dưới, chân hoặc đôi khi là khắp cơ thể.

  • Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng, thậm chí là vĩnh viễn.

6. Hội chứng đau khập khễnh cách hồi

Hội chứng đau khập khễnh cách hồi cũng là một biến chứng nghiêm trọng của chứng thoát vị đĩa đệm. Đây là tình trạng rối loạn vận động, làm cho người bệnh khó điều khiển hành vi của mình, chẳng hạn như:

  • Không thể di chuyển liên tục.

  • Luôn phải nghỉ ngơi chỉ sau vài bước di chuyển.

7. Bệnh lý tủy – rễ

Bệnh lý tủy – rễ là một biến chứng nguy hiểm, xảy ra do đĩa đệm thoát vị. Triệu chứng phổ biến như sau:

  • Đi lại khó khăn.

  • Liệt cứng các chi trên và bàn tay.

  • Tăng phản xạ hoặc mất cảm giác do gián đoạn cơ học và tổn thương mạch máu tại các đường dẫn truyền tủy sống đến các chi.

8. Teo cơ chi

Chứng thoát vị đĩa đệm khiến quá trình lưu thông máu đến các bộ phận khác bị ức chế. Đặc biệt, các chi thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng sẽ bị teo dần, gây cản trở quá trình vận động của người bệnh. Nhiều trường hợp mất khả năng lao động hoàn toàn cũng xuất phát từ nguyên nhân này.

9. Rối loạn cảm giác

Người mắc chứng thoát vị đĩa đệm có nguy cơ cao bị rối loạn cảm giác nếu không được điều trị hiệu quả. Triệu chứng thường thấy là tê bì chân tay, rối loan cảm giác ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, tùy thuộc vào vị trí rễ dây thần kinh bị tổn thương. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng lạnh bất thường hoặc mất hoàn toàn cảm giác đau.

-  Ngoài ra hiện nay có thể điều trị và phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cách sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe như ghế massage . Ghế Nhật Trần Sơn tự hào là đơn vị cung cấp các dòng ghế massage chuyên vật lý trị liệu của Nội Địa Nhật Bản với các dòng ghế như Panasonic, Fujiiryoki, Family Inada... Với nhiều năm trong lĩnh vực ghế massage chăm sóc sức khỏe Ghế Nhật Trần Sơm mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm tốt nhất của nội địa Nhật Bản.

- Để được tư vấn các dòng ghế vui lòng liên hệ Hotline: 0964.480.666

- Kênh giới thiệu reivew sản phẩm Youtube: Ghế Nhật Trần Sơn

- Kênh báo giá và thông tin chi tiết sản phẩm Website: ghenhattranson.com

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan