1
Bạn cần hỗ trợ?
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được hoàn toàn không?

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được hoàn toàn không?

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, đời sống sinh hoạt và giấc ngủ của bệnh nhân. Vậy, thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi hoàn toàn được không hay bệnh nhân sẽ phải sống chung với nó suốt đời? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy, theo thời gian, các bộ phận sẽ dần bị hao mòn, hoạt động kém hiệu quả và không còn trơn tru như lúc ban đầu. Và cột sống cũng vậy, sau một thời gian dài phải chống đỡ với trọng lượng của đầu và những hoạt động ở cổ, vai gáy, chúng dần bị thoái hóa và suy giảm chức năng, đĩa đệm bị xẹp dần, xơ hóa, mất nước và kém đàn hồi. Tất cả những yếu tố này dẫn đến bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ. Theo chia sẻ của chuyên gia xương khớp, các đốt sống trên đoạn cột sống cổ đều có thể bị tổn thương và thoái hóa. Tuy nhiên, thoái hóa đốt sống cổ thường gặp nhất ở vị trí C5, C6 và C7.

tong-quan-ve-thoai-hoa-dot-song-co

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp nhất ở vị trí C5, C6 và C7.

Trước đây, thoái hóa đốt sống cổ được cho là căn bệnh tuổi già do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Thế nhưng trong xã hội hiện đại, bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa với tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng cao, đặc biệt là những người có thói quen sinh hoạt không khoa học hoặc thường xuyên phải lao động nặng.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc vận động và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vì các cơn đau nhức thường gia tăng vào ban đêm.

Nếu không được điều trị kịp thời, các khớp cổ có thể bị biến dạng, rễ thần kinh bị chèn ép gây ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể, thậm chí là bại liệt cánh tay. Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi mắc phải bệnh lý này. Hãy đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn. Không có bất cứ phương pháp nào có thể giúp đốt sống bị thoái hóa, tổn thương trở về nguyên trạng như ban đầu. Nhưng việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh và làm chậm quá trình thoái hóa là hoàn toàn có thể

Để trả lời câu hỏi thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không, bạn cần hiểu rõ được nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ là gì? Như đã nêu ở phần trên, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thoái hoá đốt sống cổ. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể gây ra bệnh lý này, bao gồm: chế độ dinh dưỡng không hợp lý, chấn thương, lao động nặng trong thời gian dài, ngồi sai tư thế,... Tất cả những điều này sẽ khiến cho các bộ phận của cột sống như: đốt sống, đĩa đệm, dây chằng và sụn khớp bị tổn thương, biến dạng, thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn và sớm hơn.

Về cơ chế sinh học, một khi cột sống đã bị thoái hóa, biến dạng, thay đổi cấu trúc thì rất khó có thể hồi phục trở lại như ban đầu, dù là đối tượng già hay trẻ. Kể cả việc thay thế đốt sống hay đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật thì bệnh vẫn có khả năng tái phát.

Bởi vậy, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn. Không có bất cứ phương pháp nào có thể giúp đốt sống bị thoái hóa, tổn thương trở về nguyên trạng như ban đầu.

Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng, mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh và làm chậm quá trình thoái hóa là hoàn toàn có thể. Nếu bạn áp dụng phương pháp điều trị đúng cách, các triệu chứng đau nhức sẽ được thuyên giảm đáng kể, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ngược lại, nếu chủ quan và điều trị sai cách, bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, mất khả năng vận động, bại liệt,...

Khi mắc phải bệnh lý này, bạn cần hiểu rõ rằng thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh của thời gian, vì thế bạn cần học cách “chung sống hòa bình'' với chúng.

thoai-hoa-dot-song-co-chua-khoi-duoc-khong

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn

Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Theo các chuyên gia xương khớp, khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần xác định rõ mục tiêu điều trị bệnh như sau:

  • Trước mắt: Kiểm soát tốt các triệu chứng đau nhức của bệnh, từ đó cải thiện khả năng vận động, giúp bạn hồi phục và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Lâu dài: Bổ sung dinh dưỡng cho cột sống chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu đi.

Việc xác định đúng mục tiêu điều trị bệnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp sẽ giúp cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh, từ đó nhanh chóng hồi phục vùng cột sống bị tổn thương. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ mà bạn có thể tham khảo.

Biện pháp hành vi

Mục tiêu của biện pháp hành vi là tập trung vào việc khắc phục các yếu tố nguy cơ khiến triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.

☛ Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

che-do-an-uong-phu-hop

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, từ đó hỗ trợ cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và hỗ trợ cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn cần bổ sung.

– Thực phẩm giàu omega-3: Khi đi vào cơ thể, acid béo omega-3 sẽ biến đổi thành prostaglandin - hoạt chất giữ vai trò quan trọng trong chuỗi phản ứng kháng viêm, từ đó giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Một số thực phẩm giàu omega – 3 bao gồm: cá thu, cá trích, cá hồi,...

– Thực phẩm giàu canxi: Không chỉ giúp cột sống chắc khỏe, canxi còn đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào xương, từ đó phục hồi tổn thương tại các đốt sống bị thoái hóa. Một số thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể sử dụng gồm: nước cam, đậu nành, tôm, cua, ốc,...

– Các loại nấm: Đây là thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đồng thời chúng còn có công dụng chống lão hóa và ngăn ngừa khô khớp. Đặc biệt, một số loại nấm có chứa hoạt chất polysaccharid giúp tăng cường sức đề kháng và chống viêm hiệu quả, từ đó giúp các triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ được thuyên giảm đáng kể.

– Thực phẩm giàu magie: Magie là khoáng chất đặc biệt cần thiết đối với sự phát triển cấu trúc xương, tổng hợp DNA và vận chuyển canxi qua màng tế bào. Nói cách khác, nếu bạn bổ sung đầy đủ canxi mà thiếu chất dẫn truyền vận chuyển (magie) thì cơ thể sẽ không có khả năng hấp thu canxi, làm cho tình trạng bệnh thoái hóa cột sống cổ trở nên xấu đi. Một số thực phẩm giàu magie mà bạn cần bổ sung bao gồm: socola đen, bơ, chuối, ngũ cốc nguyên hạt,...

– Các loại trái cây: Một số trái cây như: bưởi, cam, chanh, đu đủ,... nên được bổ sung thường xuyên vì các loại quả này là nguồn cung cấp các men kháng viêm và vitamin C cho cơ thể. Ngoài công dụng chống oxy hóa, vitamin C còn tham gia vào quá trình tổng hợp collagen và làm tăng mật độ xương, từ đó giúp cho vùng cột sống cổ bị tổn thương nhanh chóng hồi phục.

Tuy nhiên, đối với trường hợp thừa cân và béo phì, bạn cần cân bằng giữa việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và kiểm soát tốt cân nặng vì nếu trọng lượng cơ thể tăng sẽ làm tăng áp lực lên vùng cột sống cổ, từ đó làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Ngoài ra, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm chiên dầu mỡ và tránh sử dụng rượu, bia, chất kích thích vì những thực phẩm này đều có hại cho hệ xương khớp.

Người thoái hoát đốt sống cổ cần tránh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích

Người thoái hoát đốt sống cổ cần tránh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích

☛ Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, để giảm thiểu các triệu chứng đau nhức và nhanh chóng hồi phục bệnh, bạn nên hình thành cho mình những thói quen sau:

– Nghỉ ngơi đúng cách: Nằm nghiêng hoặc nằm ngửa trên đệm không quá cứng, thả lỏng cơ thể khi cơn đau xuất hiện. Điều này giúp hỗ trợ và duy trì đường cong sinh tự nhiên của cột sống, từ đó giúp giảm áp lực lên chúng và xoa dịu cơn đau hiệu quả.

– Không vận động mạnh: Người bệnh không nên mang vác vật quá nặng, không thực hiện các cử động vặn người hoặc uốn cong lưng đột ngột,... để tránh làm gia tăng tần suất của các cơn đau. Ngoài ra, những hoạt động này còn khiến tăng mức độ tổn thương ở vùng cột sống cổ.

– Chườm nóng: Sự tác động của nhiệt độ sẽ giúp cho đĩa đệm, cơ và các dây thần kinh xung quanh được thư giãn, giảm cứng khớp và xoa dịu cơn đau. Khi chườm nóng, bạn nên dùng khăn ấm, miếng đệm ấm hoặc chai nước ấm áp lên vị trí đau trong khoảng 20 phút. Lưu ý rằng, bạn cần sử dụng nhiệt độ thích hợp (50 – 60 độ C) để tránh gây bỏng da.

– Tắm nước ấm: Tương tự như chườm ấm, tắm và ngâm mình trong nước ấm cũng là một cách giảm các triệu chứng đau do thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. Biện pháp này giúp các khớp xương và cơ xung quanh vùng cổ được thư giãn, tăng lưu thông máu, xoa dịu tình trạng co thắt và đau nhức của bệnh.

– Xoa bóp: Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây co thắt. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể xoa bóp để giúp các cơ được thư giãn. Bên cạnh đó, tác động từ lực xoa bóp còn giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm cứng khớp và giảm đau, từ đó giúp bệnh nhân cải thiện khả năng vận động một cách rõ rệt.

☛ Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ. Điều này giúp duy trì tính linh hoạt và sự dẻo dai cho cột sống, đồng thời giúp bệnh nhân điều chỉnh tư thế và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện những bài tập có cường độ nhẹ để tránh gây thêm tổn thương cho vùng cột sống cổ.

tap-the-duc

Tập thể dục giúp duy trì tính linh hoạt và dẻo dai cho cột sống

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp điều trị bảo tồn được áp dụng phổ biến đối với bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

– Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm: Nếu cơn đau ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, Paracetamol sẽ là thuốc đầu tiên được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, khi gặp phải tình trạng đau kèm theo triệu chứng sưng viêm, bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng một số NSAIDs như: Diclofenac, Meloxicam,...

– Nhóm thuốc corticoid: Nhóm thuốc này được sử dụng với mục đích giảm đau, chống viêm cho trường hợp đau nhức ở mức độ nặng và không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. Corticoid có thể sử dụng đường uống hoặc đường tiêm tùy theo chỉ định của bác sĩ. Một số đại diện của nhóm thuốc này bao gồm: Prednisolon, Methylprednisolon,...

– Nhóm thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này có tác dụng giãn cơ và giảm sự co thắt gân cơ, từ đó khắc phục tình trạng căng cứng khớp và đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Một số thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: Cyclobenzaprine, Tolperisone,...

Lưu ý: Các nhóm thuốc trên có thể đem lại tác dụng nhanh và kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe như: loét dạ dày – tá tràng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận,... Vì vậy, bạn cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.

su-dung-thuoc-tay

Sử dụng thuốc Tây giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu điều trị thoái hóa đốt sống cổ là một trong những phương pháp hiệu quả và được áp dụng phổ biến. Phần lớn các chương trình vật lý trị liệu đều liên quan đến các biện pháp giảm đau và phục hồi chức năng cột sống cổ. Tuy nhiên, các bài tập cụ thể và thời gian thực hiện những bài tập này phụ thuộc vào tình trạng bệnh mỗi người. Vì vậy, bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được hướng dẫn cụ thể.

Các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ thường hướng đến các mục tiêu sau:

  • Giảm đau vùng cổ và giảm cứng khớp.
  • Cải thiện phạm vi hoạt động của đầu và cổ.
  • Tăng cường sức mạnh ở cổ và các cơ hỗ trợ xung quanh.
  • Hỗ trợ phục hồi và ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Ngay cả khi cơn đau không được khắc phục hoàn toàn, vật lý trị liệu vẫn là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tư thế cổ và phục hồi chức năng vận động vùng cổ.

vat-ly-tri-lieu

Vật lý trị liệu (Ảnh minh họa)

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi bệnh nhân không đáp ứng được với các phương pháp điều trị kể trên. Tuy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một trong số các phương pháp phẫu thuật sau:

– Phương pháp mổ hở: Sau khi xác định được vị trí đốt sống cổ bị thoái hóa, bác sĩ sẽ rạch một vết mổ lớn để loại bỏ sự chèn ép của cột sống lên các rễ thần kinh, từ đó giảm tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, do bệnh nhân phải chịu vết thương trên da nên phương pháp này mang lại nhiều đau đớn và thời gian hồi phục sau phẫu thuật lâu hơn các phương pháp khác.

– Phương pháp mổ nội soi: Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết nhỏ sau cổ tại vị trí đốt sống bị thoái hóa. Sau đó, ống banh nội soi giúp nhìn rõ cấu trúc của cột sống thông qua kính hiển vi phẫu thuật, từ đó bác sĩ sẽ tìm cách can thiệp một cách chính xác nhất. Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn và không mất nhiều máu.

– Phương pháp cố định đốt sống cổ: Khi bệnh đã biến chứng nặng làm cho phần đĩa đệm bị lệch ra ngoài, cột sống biến dạng thì phương pháp này giúp loại bỏ phần thừa đĩa đệm, cố định cột sống cổ bằng cách hàn nối từ các mảnh ghép xương. Sau đó, các đốt sống sẽ được cố định lại bằng ốc vít và dây kim loại. Phương pháp cố định đốt sống cổ giúp nắn chỉnh lại hình dạng ban đầu của cột sống, từ đó người bệnh có thể vận động và di chuyển linh hoạt hơn.

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan