1
Bạn cần hỗ trợ?
 NGUYÊN NHÂN GÂY RA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

NGUYÊN NHÂN GÂY RA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Thoát vị đĩa đệm (tên tiếng Anh – Herniated Disc) là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ

Đĩa đệm bị tổn thương làm vòng xơ mòn rách, nhân nhầy thoát ra dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm có cấu trúc sụn, là một khoang nằm giữa các đốt sống. Mỗi đĩa đệm có hai phần, gồm bao sơ (mâm sụn) ở bên ngoài, cấu tạo từ các vòng sợi dai và nhân nhầy ở dạng keo nằm bên trong. Bình thường, những đĩa này rất chắc, có vai trò như một gối đỡ đàn hồi giúp cột sống dẻo dai, thực hiện được các động tác cúi, ưỡn, xoay và nghiêng. Tuy nhiên, khi các đĩa đệm này bị tổn thương, lệch đĩa đệmtrượt đĩa đệm hoặc bị hư hại, vòng xơ sẽ bị mòn, rách, nhân nhầy thoát ra.

Dựa vào vị trí đĩa đệm bị chệch, bệnh được chia thành:

Thoát vị đĩa đệm cổ

- Thoát vị đĩa đệm cổ ngực

- Thoát vị đĩa đệm ngực

- Thoát vị đĩa đệm lưng ngực

- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Dựa vào sự chèn ép ở thần kinh và tủy sống, bệnh được chia thành:

- Thoát vị thể trung tâm: Nhân nhầy thoát ra và chèn ép trực tiếp lên tủy sống. Thể này không gây tình trạng tê bì chân tay, nhưng là tình trạng nguy hiểm nhất vì khi nhân nhầy chèn ép càng nhiều, người bệnh sẽ mất hoàn toàn chức năng vận động và kiểm soát hệ bài tiết.

- Thoát vị cạnh trung tâm: Nhân nhầy gây chèn ép lên cả tủy sống và rễ thần kinh.

- Thoát vị chèn ép rễ thần kinh phải hoặc trái.

Dựa theo vị trí, tình trạng đĩa đệm bị thoát vị được chia thành:

- Thoát vị ra sau: Loại này khá phổ biến, người bệnh thường gặp các triệu chứng như đau mỏi, nhức nhối, đau lan và tê bì

- Thoát vị ra trước.

- Thoát vị vào thân sốt sống, còn gọi là thoát vị đĩa đệm nội xốp

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí ban đầu như:

  • Chấn thương cột sống sau tai nạn giao thông
  • Tai nạn lao động do thường xuyên mang vác vật nặng trên cổ, lưng; tư thế khuân vác sai cách dẫn tới chệch đĩa đệm. Vì nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống để nhấc vặng nặng thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, điều đó dễ gây chấn thương cột sống lưng và ảnh hưởng đến đĩa đệm

Sai tư thế trong khuân vác đồ vật là một trong những nguyên nhân của dẫn đến tình trạng này

- Thoái hóa cột sống: Khi các lớp nhân nhầy và vòng xơ (tương tự như sụn khớp) bị bào mòn, xương dưới sụn (các đốt sống) bị biến đổi cấu trúc, xuất hiện các hốc xương và thậm chí là mọc gai xương. Với tác động và sức ép của cơ thể, vòng xơ của đĩa đệm sẽ rách và lớp nhân bên trong thoát ra ngoài, gây chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống.

- Một số nguyên nhân khác có thể kể đến là yếu tố di truyền, hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh ở vùng cột sống.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh bao gồm trọng lượng cơ thể (khi cân nặng cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống sẽ càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng) và tác động bởi nghề nghiệp (người lao động chân tay, thường xuyên khuân vác nặng, sai tư thế sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh).

Tùy vào vị trí thoát vị ở cột sống cổ hoặc thắt lưng mà người bệnh có các biểu hiện khác nhau, trong đó đau lưng và tê bì tay chân là hai triệu chứng điển hình nhất

Vị trí các cơn đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuất hiện ở vùng cổ và vai gáy, chạy dọc xuống một hoặc cả hai cánh tay, ngón tay và bàn tay. Còn ở cột sống lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng, cơn đau sẽ lan dần xuống hông và đùi, lan xuống cẳng chân, bàn chân và các ngón chân. Đi kèm đó, người bệnh sẽ gặp tình trạng tê tay chân, lúc đầu chỉ có cảm giác như châm chích, kiến bò nhưng lâu dần các triệu chứng trở nặng khiến người bệnh khó đi lại và cầm nắm.

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Khi các rễ thần kinh nối liền với các cơ quan khác bị tổn thương do đĩa đệm chèn ép, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, lâu ngày gây khó cử động cổ, tay, chân, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế vĩnh viễn.

Trường hợp khối đĩa đệm bị trượt và chèn lên dây thần kinh cánh tay, người bệnh không thể nhấc nổi cánh tay, khó gập duỗi, có thể tê bì hoặc mất cảm giác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày. Khi đĩa đệm chèn ép tủy cổ có thể gây tê liệt và tàn phế. Hoặc khi các dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép sẽ dẫn đến đại, tiểu tiện không tự chủ, các chi teo dần, mất khả năng đi lại.

Người bệnh gặp các triệu chứng đầu tiên là đau vùng cổ và vai gáy

 

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Đầu tiên, người bệnh được thăm khám lâm sàng để xác định nguyên nhân và vị trí tổn thương. Tùy theo tình trạng, người bệnh được chỉ định tham gia một số xét nghiệm cận lâm sàng như chụp cộng hưởng từ, CT scan, X-quang cột sống… để đánh giá chính xác bệnh lý. (3)

Phương pháp điều trị

Có hai phương pháp chữa bệnh chủ yếu điều trị là bảo tồn và phẫu thuật. Tùy theo tình trạng bệnh lý, cũng như mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động lao động, sinh hoạt và mong muốn của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. (4)

  • Trường hợp đĩa đệm di lệch chưa gây chèn ép rễ thần kinh, người bệnh chỉ cần dùng thuốc và tập vật lý trị liệu.
  • Trường hợp đã điều trị nội khoa tích cực mà bệnh lý không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Ngoài ra hiện nay có thể điều trị và phòng ngừa bằng cách sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe như ghế massage . Ghế Nhật Trần Sơn tự hào là đơn vị cung cấp các dòng ghế massage chuyên vật lý trị liệu của Nội Địa Nhật Bản với các dòng ghế như Panasonic, Fujiiryoki, Family Inada... Với nhiều năm trong lĩnh vực ghế massage chăm sóc sức khỏe Ghế Nhật Trần Sơm mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm tốt nhất của nội địa Nhật Bản.

- Để được tư vấn các dòng ghế vui lòng liên hệ Hotline: 0964.480.666

- Kênh giới thiệu reivew sản phẩm Youtube: Ghế Nhật Trần Sơn

- Kênh báo giá và thông tin chi tiết sản phẩm Website: ghenhattranson.com

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan