Đau thần kinh liên sườn khiến sức khỏe suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ tới công việc nhưng không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này. Cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây nhé.a
1. ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN LÀ GÌ?
Đau thần kinh liên sườn hay đau dây thần kinh liên sườn là tình trạng người bệnh bị đau ở vùng có dây thần kinh đi qua như mạn sườn, ngực, bụng. Các dây thần kinh này bị kích thích bởi nhiều yếu tố như do virus hoặc do thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh dẫn đến các cơn đau nhói, đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài.
Hệ thống dây thần kinh liên sườn gồm 12 cặp, xuất phát từ đoạn tủy ngực D1 đến D12. Sau khi tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch (động mạch và tĩnh mạch) nằm ngay bờ dưới của mỗi xương sườn. Do vị trí nằm nông trên thành ngực nên các dây thần kinh rất dễ bị tổn thương khi bị tác động tại cột sống, tủy sống hay xương sườn.
2. NGUYÊN NHÂN ĐAU THẦN KINH VÙNG LIÊN SƯỜN
Đau thần kinh liên sườn (ĐTKLS) thường chia thành 3 loại:
- ĐTKLS nguyên phát: đau không rõ nguyên nhân
- ĐTKLS tiên phát: cơn đau xuất hiện do gặp thời tiết lạnh, ngồi sai tư thế, với quá tầm hoặc chấn thương, va chạm mạnh ở vùng liên sườn
- ĐTKLS thứ phát: do các bệnh lý nền gây ra như thoái hóa cột sống lưng, đau lưng hay những bệnh liên quan đến phổi, thần kinh, tủy sống cũng dễ ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
Cụ thể, có một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau dây thần kinh liên sườn như:
2.1. Đau thần kinh liên sườn do thoái hóa cột sống
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến các dây thần kinh liên sườn bị đau. Bệnh gặp chủ yếu ở nhóm người đang độ tuổi lao động và người cao tuổi với đặc trưng là những cơn đau âm ỉ ở ngực. Hiện tượng đau này có thể gặp khi vận động, thậm chí nghỉ ngơi cũng vẫn đau.
2.2. Lao cột sống và ung thư cột sống
Lao cột sống hoặc ung thư cột sống gây nên những cơn đau dữ dội và cục bộ ở đoạn cột sống tương ứng, lan sang hai bên sườn. Ngoài gây đau, bệnh còn kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ về chiều, sụt cân, người mệt mỏi.
2.3. Bệnh lý tủy sống
Trường hợp người bệnh gặp vấn đề về tủy sống như u tủy hay u rễ thần kinh cũng có thể bị đau dây thần kinh liên sườn. Cơn đau xảy ra ở một bên sườn hoặc ở vùng tủy bị tổn thương. Bệnh lý này rất khó phát hiện do các cơn đau mơ hồ.
2.4. Chấn thương cột sống
Khi cột sống gặp phải tác động ngoại lực như ngã, tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc khi chơi thể thao có nguy cơ bị đau dây thần kinh. Nguyên nhân là do khi bị lực tác động vào vùng ngực, các dây thần kinh dưới xương sườn cũng bị ảnh hưởng theo, dẫn đến các cơn đau. Trường hợp nhẹ cơn đau có thể thuyên giảm dần mà không cần điều trị bằng thuốc.
2.5. Nhiễm khuẩn gây đau dây thần kinh liên sườn
Một số bệnh nhiễm khuẩn điển hình như zona cũng là nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn.
Ngoài ra, bệnh còn có thể do viêm đa rễ thần kinh, do sức đề kháng quá yếu, do mắc một số bệnh như rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường) hoặc ở người dùng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài. Trường hợp này người bệnh sẽ cảm nhận được những triệu chứng của bệnh nền trước sau đó mới cảm nhận được các cơn đau dây thần kinh liên sườn.
3. TRIỆU CHỨNG ĐAU DÂY THẦN KINH LIÊN SƯỜN
Để biết mình có đang gặp phải tình trạng đau dây thần kinh liên sườn hay không, bạn có thể nhận biết qua một số biểu hiện dưới đây:
Nếu những dấu hiệu đau này kéo dài quá 3 ngày, bạn nên chủ động thăm khám để có phương án điều trị thích hợp, đặc biệt với các bệnh lý gây nên đau dây thần kinh. Bởi các cơn đau chỉ là “ngọn”, cần tìm ra gốc rễ vấn đề để xử lý triệt để cơn đau. Nếu không chủ động điều trị có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống như:
- Đau dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần, đau rát khó chịu
- Mất ngủ
- Suy giảm tinh thần, trí tuệ
- Người mệt mỏi, kém tập trung…
4. ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ MẮC THẦN KINH LIÊN SƯỜN
Dựa trên nguyên nhân gây đau dây thần kinh, một số đối tượng dễ gặp phải tình trạng này như:
- Người có sẵn bệnh lý nền hoặc các yếu tố nguy cơ
- Tham gia những môn thể thao tốc độ cao như trượt tuyết, bóng đá, đấu vật…
- Lái xe không an toàn, tai nạn ô tô có thể dẫn tới những chấn thương dây thần kinh liên sườn và xương sườn.
- Xuất hiện tình trạng gây viêm hệ thống như viêm khớp.
- Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai: do sự thay đổi hormone trong cơ thể cùng với sự phát triển của thai nhi gây chèn ép lên ngực
5. KHI NÀO NÊN GẶP BÁC SĨ?
Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được điều trị sớm và phù hợp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nếu người bệnh có những triệu chứng đau mỏi vùng liên sườn hoặc chấn thương do va chạm, nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời trong trường hợp:
- Các cơn đau dữ dội và suy nhược khiến khó thở
- Đau lồng ngực hoặc đau vùng ngực
Ngoài ra bạn nên chú ý thêm những triệu chứng dưới đây:
- Đau ngực hoặc đau xương sườn lan sang cánh tay trái, hàm, vai hoặc lưng
- Tức ngực, áp lực lên ngực lớn, ngực bị thắt chặt
- Ho ra chất nhầy màu vàng xanh
- Tim đập nhanh
- Khó thở, không thể hít thở, đau ngực dữ dội khi thở hoặc ho
- Đau bụng dữ dội
- Có biểu hiện nhầm lẫn, chóng mặt, thậm chí bất tỉnh, không phản ứng
6. CHẨN ĐOÁN
Để chẩn đoán đau ở dây thần kinh liên sườn cần tìm hiểu được nguyên nhân nền bên dưới. Các bác sĩ sẽ loại trừ những nguyên nhân gây ra cơn đau bằng cách ấn vào vùng xương sườn hoặc yêu cầu hít một hơi thật sâu. Nếu một trong hai yếu tố trên gây đau có thể liên quan tới bệnh.
- Chụp X-quang thường quy: đánh giá hình thái cột sống để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như thoái hóa cột sống, lao cột sống.
- Chụp Cộng hưởng từ MRI: chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh từ các bệnh lý cột sống, đĩa đệm, tủy sống hoặc tình trạng viêm nhiễm…
- Xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu toàn phần.
- Xét nghiệm sinh hóa máu: xét nghiệm các chỉ số ure, creatinin, AST, ALT.
Tùy thuộc vào các triệu chứng để kiểm tra vấn đề của hệ thống thần kinh bằng các phương pháp cận lâm sàng.
7. ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN KINH LIÊN SƯỜN NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên tắc điều trị đối với bệnh đau dây thần kinh liên sườn, tốt nhất là điều trị nguyên nhân (thoái hóa cột sống lưng, lao cột sống, chấn thương cột sống…).
Trong một số trường hợp không xác định được nguyên nhân, chủ yếu là giải quyết điều trị triệu chứng.
7.1. Thuốc trị đau do dây thần kinh liên sườn
Để trả lời được câu hỏi đau dây thần kinh liên sườn uống thuốc gì nhanh khỏi, bạn cần điều trị nguyên nhân gây bệnh. Nếu xuất phát từ nguyên nhân tiên phát, bác sĩ có thể chỉ định bạn điều trị bằng các thuốc sau:
- Thuốc giảm đau thông thường như: Paracetamol, Diclofenac;
- Thuốc điều trị đau thần kinh nhóm Gabapentin;
- Thuốc giãn cơ như: Eperison dùng cho các trường hợp đau nhiều, có cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Bệnh nhân có bệnh nhược cơ không nên dùng thuốc này.
- Vitamin nhóm B như: B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin.
Tuy vậy, dùng bất kì loại thuốc gì là do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh không nên tự ý mua thuốc để điều trị để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra như: rối loạn tiêu hoá, gây độc đến gan thận, viêm hoặc loét dạ dày…
7.2. Chữa thần kinh liên sườn theo phương pháp dân gian
Theo Đông y, đau thần kinh liên sườn thuộc chứng hiếp thống, do “can khí uất kết, can hỏa quá mạnh hoặc do khí trệ, huyết ứ, đàm ẩm”. Do vây, để điều trị có thể tìm bài thuốc xử lý từ căn nguyên như:
Bài thuốc khu phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc
- Chuẩn bị quế chi 8g, bạch chỉ 10g, phòng phong 12g, khương hoạt 15g, chỉ xác 10g, uất kim 10g, tần giao 15g, xuyên khung 10g, đan sâm 15g
Chữa đau thần kinh do dây thần kinh bị kích thích để hoạt huyết
- Chuẩn bị cho bài thuốc Tiêu dao tán gia giảm gồm bạch truật 8g, bạch thược 8g, bạch linh 8g, sài hồ 8g, bạc hà 5g, thanh bì 8g, uất kim 8g, đan sâm 8g, hương phụ 6g, sinh khương 4g, cam thảo 6g.
Sử dụng một trong hai bài thuốc này sắc ngày 1 thang, uống chia 2 lần trong ngày. Nên uống từ 15-30 thang để cảm nhận được tác dụng.
Ngoài ra, có thể áp dụng một số phương pháp dân gian như:
- Rau má: Xay rau má hoặc giã lấy nước uống, bã rau má đem sao vàng với rượu hoặc muối để chườm lên vùng đau nhức.
- Cây cỏ xước: Sắc uống cỏ xước uống
- Lá lốt: Sắc 200g lá lốt tươi với 1 lít nước. Mỗi ngày sử dụng 2-3 lần.
- Thái nhỏ lá lốt sau đó đem sao vàng với rượu hoặc muối, đắp trực tiếp lên vị trí đau.
7.3. Vật lý trị liệu chữa bệnh thần kinh liên sườn
Bên cạnh phương pháp uống, người bị đau dây thần kinh liên sườn có thể áp dụng các phương pháp “châm, xoa, chiếu” trong vật lý trị liệu. Đây là liệu pháp an toàn không xâm lấn, vừa có tác dụng giảm đau, vừa tăng cường lưu thông khí huyết, góp phần thư giãn dây thần kinh.
Một số phương pháp trị liệu dùng chữa đau ở dây thần kinh liên sườn như:
- Châm các huyệt a thị: vùng rễ nơi thần kinh xuất phát, vùng nách giữa (nơi thần kinh đi qua) và điểm đau nhất. Có thể châm huyệt Nội quan, Dương lăng tuyền.
- Xoa bóp: Miết dọc theo liên sườn, ấn day vùng rễ nơi thần kinh xuất phát.
- Sóng xung kích vùng liên sườn, mỗi lần 20 phút. Ngày thực hiện 1 lần
- Chiếu đèn hồng ngoại vùng liên sườn x 20 phút/lần/ngày
- Thủy châm: vitamin B6, B12 huyệt giáp tích tương ứng nơi đau dây thần kinh
Vật lý trị liệu có thể mang lại tác dụng đáng kể trong điều trị đau do dây thần kinh liên sườn với mức chi phí phải chăng. Tuy nhiên bạn nên kiên trì áp dụng theo liệu trình để cải thiện bệnh.
- Ngoài ra hiện nay có thể điều trị và phòng ngừa bằng cách sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe như ghế massage . Ghế Nhật Trần Sơn tự hào là đơn vị cung cấp các dòng ghế massage chuyên vật lý trị liệu của Nội Địa Nhật Bản với các dòng ghế như Panasonic, Fujiiryoki, Family Inada... Với nhiều năm trong lĩnh vực ghế massage chăm sóc sức khỏe Ghế Nhật Trần Sơm mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm tốt nhất của nội địa Nhật Bản.
- Để được tư vấn các dòng ghế vui lòng liên hệ Hotline: 0964.480.666
Ghế massage không chỉ là thiết bị giúp giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Chúng còn sử dụng nhiều công nghệ, tính năng giúp làm dịu các cơn đau nhức như đau cột sống, đau lưng.