1
Bạn cần hỗ trợ?
Bệnh gai xương là gì? Nguyên nhân và uống thuốc gì khỏi bệnh?

Bệnh gai xương là gì? Nguyên nhân và uống thuốc gì khỏi bệnh?

Bệnh gai xương gây đau đớn và hạn chế vận động đi kèm nhiều triệu chứng khác. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Việc điều trị cũng tùy thuộc vào diễn biến bệnh và lý do gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.

1. BỆNH GAI XƯƠNG LÀ GÌ?

Bệnh gai xương là tình trạng các phần xương cứng mọc ra ở các đầu xương. Gai xương có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như: Gai cột sốnggai xương cổ tay, đầu gối, bàn chân, vai, hông… Gai xương hình thành do các tổn thương ở xương, thường phát triển dọc theo các rìa xương, tại giao điểm của hai hoặc nhiều xương.

Gai tại hai đầu xương có thể chà sát vào nhau gây đau. Chúng cũng có thể chèn ép các dây thần kinh, mô, cơ xung quanh gây viêm đau.

2. TRIỆU CHỨNG BỆNH GAI XƯƠNG

Gai xương thường âm thầm phát triển mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong một thời gian dài. Đến khi gai xương dài ra, tác động tới các mô, cơ xung quanh, chúng sẽ gây ra một số biểu hiện lâm sàng.

- Đau tại vị trí có gai xương: Tùy thuộc vị trí mà người bệnh có thể cảm nhận cơn đau khác nhau. Đó có thể là đau thắt lưngđau cổ vai gáy…Đau sẽ tăng nặng hơn khi di chuyển, vận động

- Đau lan ra các vùng lân cận: Các gai xương có thể chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau dọc theo dây thần kinh. Đau từ cổ lan xuống cánh tay, bàn tay hoặc từ thắt lưng lan xuống đùi, bàn chân

- Cứng khớp: Khớp co cứng, giảm khả năng vận động

- Mất kiểm soát đại tiểu tiện: Người bệnh không tự chủ được việc đại tiểu tiện 

Yếu cơ: Cảm giác mất sức ở cơ bắp

3. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH GAI XƯƠNG

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là một trong những yếu tố quyết định tới hiệu quả điều trị. Về cơ bản, bệnh có thể xuất phát từ các yếu tố ngoại cảnh nhưng cũng có thể do yếu tố nội tại của cơ thể.

3.1. Quá trình lão hóa tự nhiên

Tuổi tác càng cao quá trình lão hóa của cơ thể càng diễn ra mạnh mẽ. Sụn khớp của người cao tuổi thường bị bào mòn làm lộ ra đầu xương lồi lõm. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ cố gắng “san bằng” các chỗ lồi lõm này bằng cách đưa canxi tới đây. Điều này vô tình sẽ tạo ra các gai xương.

3.2. Vận động quá sức, sai tư thế

Thường xuyên mang vác nặng, vận động sai tư thế, đứng hoặc ngồi quá lâu… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, người thường xuyên chơi thể thao quá mức cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

3.3. Chấn thương

Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt thường ngày cũng có thể tác động tới xương. Các áp lực, cọ xát trực tiếp lên xương sẽ được cơ thể phản ứng lại bằng cách hình thành nên các gai xương

3.4. Hệ quả từ các bệnh lý khác

Nguyên nhân phổ biến nhất tạo gai xương là do các tổn thương tại khớp do các bệnh lý khác gây ra như: Viêm khớp dạng thấpthoái hóa khớpbệnh gout, lupus, viêm dây chằng, hẹp ống sống… Khi tình trạng viêm xảy ra, cơ thể sẽ cố gắng tự chữa lành bằng cách huy động canxi vào các vùng viêm. Đây chính là lý do hình thành nên các gai xương.

Ngoài ra, tình trạng thừa cân, béo phì, gen di truyền, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

4. CHẨN ĐOÁN

Bệnh cạnh việc khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu:

– Chụp X-quang: Cung cấp hình ảnh gai xương. Đây là phương pháp chuẩn đoán hình ảnh ban đầu.

– Chụp CT: Cung cấp hình ảnh giải phẫu xương chính xác

– Chụp MRI: Đem đến hình ảnh chi tiết hơn về các mô mềm xung quanh xương

– Đo điện cơ: Giúp phát hiện những tổn thương mà gai xương có thể gây ra cho dây thần kinh

5. ĐIỀU TRỊ BỆNH GAI XƯƠNG

Để chữa trị gai xương này có thể áp dụng các phương pháp ngoại khoa hoặc điều trị nội khoa. Việc lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng đối tượng cụ thể.

5.1. Thuốc tây trị gai xương

Các loại thuốc tây sẽ giúp giảm nhanh cơn đau do gai xương gây ra. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc Tây có thể ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày… Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định là:

– Thuốc giảm đau: Paracetamol… Loại thuốc thông thường này giúp giảm bớt triệu chứng đau nhức.

– Thuốc giảm đau chống viêm không steriod: Ibuprofen, Diclofenac…

– Tiêm corticosteroid

5.2. Bài thuốc dân gian chữa gai xương

Một số bài thuốc Đông y cũng có tác dụng hỗ trợ giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ gan thận. Nhưng các bài thuốc này đòi hỏi khá nhiều thời gian và công sức chuẩn bị.

Bài thuốc 1

Chuẩn bị:

– Bạch thược 30g

– Kế huyết đằng 15g

– Uy linh tiên, Mộc qua, Đỗ trọng, Cát căn: mỗi loại 12g

– Cam thảo 1g

Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu cùng 3 bát nước cho đến khi còn 1 bát thì tắt bếp và chắt lấy nước. Thực hiện thêm 2 lần. Gom 3 bát nước của 3 lần sắc và uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị:

– Sinh địa 50g

– Tàm sa 30g

– Uy linh tiên 15g

– Kỳ xà, Tần giao, Chế phụ tử, Đương quy, Xích thước, Quế chi: mỗi loại 9g

Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu và chắt lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc 3

Chuẩn bị:

– Tục đoạn, Long cốt, Sinh địa: mỗi loại 12g

– Độc hoạt 10g

– Tam thất, Lộc giác: mỗi loại 8g

– Đỗ trọng 6g

Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu và chắt lấy nước uống trong ngày.

5.3. Vật lý trị liệu chữa bệnh gai xương

Vật lý trị liệu giúp giảm đau, tăng khả năng vận động của xương khớp. Bên cạnh đó, các phương pháp trị liệu này có thể tạo cảm giác thư giãn cho người bệnh và không gây tác dụng phụ.

5.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật được thực hiện khi gai xương có kích thước lớn, chèn ép dây thần kinh gây đau nghiêm trọng, đe dọa tiến triển thành biến chứng. Phẫu thuật cũng được xem xét khi các phương pháp khác không phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, sau phẫu thuật cắt bỏ gai xương, một số trường hợp gai xương vẫn có thể mọc lại.

6. CÁCH PHÒNG TRÁNH

Để phòng tránh và kiểm soát bệnh gai xương, chuyên gia đưa ra một vài lời khuyên:

– Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Các loại thực phẩm nên có trên bàn ăn là: Rau xanh (bắp cải, bông cải xanh, rau ngót…), trái cây giàu vitamin C (cam, dâu tây, đu đủ…), thực phẩm giàu canxi (sữa, hải sản)… Đồng thời hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật, rượu bia…

– Giảm cân nếu trọng lượng vượt quá mức cho phép.

– Tăng cường vận động, luyện tập thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày.

– Giữ chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.

– Loại bỏ những thói quen xấu như: Đứng hoặc ngồi quá lâu, ngồi đưa cổ về phía trước…

Bệnh gai xương gây suy giảm chất lượng sống của người bệnh. Bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh cần áp dụng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học.

-  Ngoài ra hiện nay có thể điều trị và phòng ngừa Bệnh gai xương bằng cách sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe như ghế massage . Ghế Nhật Trần Sơn tự hào là đơn vị cung cấp các dòng ghế massage chuyên vật lý trị liệu của Nội Địa Nhật Bản với các dòng ghế như Panasonic, Fujiiryoki, Family Inada... Với nhiều năm trong lĩnh vực ghế massage chăm sóc sức khỏe Ghế Nhật Trần Sơm mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm tốt nhất của nội địa Nhật Bản.

- Để được tư vấn các dòng ghế vui lòng liên hệ Hotline: 0964.480.666

- Kênh giới thiệu reivew sản phẩm Youtube: Ghế Nhật Trần Sơn

- Kênh báo giá và thông tin chi tiết sản phẩm Website: ghenhattranson.com

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan