Viêm quanh khớp vai là một trong những bệnh cơ xương khớp khá phổ biến hiện nay. Thường gặp ở người cao tuổi, đối tượng lao động thường xuyên phải sử dụng tay, vai. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động của hai tay, mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy, làm thế nào để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh viêm quanh khớp vai.
Khớp vai là khớp lồi cầu – ổ chảo, chỏm xương cánh tay gắn vào ổ chảo xương bả vai nhờ chóp xoay và bao khớp.
Cấu tạo của chóp xoay gồm 3 cơ: Cơ trên gai, cơ dưới gai và cơ tròn bé. Các cơ này được cấu tạo kết hợp với nhau thành một dải gân bao quanh. Chúng bám tận sâu bên trong lớp xương cánh tay, giúp cho cánh tay cử động nâng lên, hạ xuống, xoay trước sau được nhẹ nhàng, linh hoạt.
Cấu tạo khớp vai gồm: Xương cánh tay, xương bả vai, xương đòn. Khớp vai là khớp lớn, cấu tạo phức tạp. Khớp có vai trò quan trọng với khả năng vận động của cơ thể. Khớp cũng có nhiều mối liên hệ với các rễ thần kinh vùng cổ, phần trên của lưng cũng như hạch giao cảm cổ. Vì vậy, khi khớp vai bị tổn thương, viêm, khả năng vận động bị hạn chế.
Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh lý viêm các cấu trúc phần mềm quanh khớp vai gồm: gân, cơ, dây chằng, bao khớp, loại trừ tổn thương phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp…
Theo thống kê, Việt Nam có tới 2% dân số bị viêm quanh khớp vai, chiếm 12,5% tổng số các bệnh nhân bị bệnh khớp. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị viêm quanh khớp vai, tuy nhiên bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ và chủ yếu ở người trong độ tuổi từ 40 – 60.
Cơn đau do viêm quanh khớp vai có thể nghiêm trọng, làm giảm biên độ vận động hoặc khiến người bệnh không thể cử động vai. Thông thường bệnh sẽ diễn tiến theo bốn giai đoạn sau:
Bệnh thường phát triển sau khi vai bị chấn thương cơ học liên tiếp hoặc người bệnh vận động quá mức. Đây là tình trạng gân ở khớp vai bị viêm gây đau nhức, tổn thương thường gặp nhất là gân cơ trên vai và bó dài gân nhị ở đầu cánh tay.
Triệu chứng đau nhức khiến khả năng vận động bị ảnh hưởng, nếu kéo dài người bệnh khó cử động được tay.
Cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội. Vai sưng to, nóng, người bệnh có thể thấy khối sưng bùng nhùng. Tình trạng đau sẽ lan toàn bộ vai, lên cổ, xuống tay…. Người bệnh không thể thực hiện các vận động liên quan tới khớp vai, bị mất ngủ do đau nặng về đêm…
Gân cơ trên gai hoặc đầu dài gân cơ nhị đầu ở khớp vai bị đứt là nguyên nhân gây ra bệnh này.
Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng đau dữ dội khớp vai kèm tiếng kêu răng rắc. Người bệnh không thể tự nâng vai lên mà phải nhờ sự giúp đỡ của người khác. Một số trường hợp có thể bị bầm tím trên cánh tay.
Cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều. Khớp vai bị cứng, vận động bị hạn chế hoàn toàn. Ngay cả khi có sự giúp đỡ của người khác thì khả năng vận động cũng không được cải thiện. Quan sát từ phía sau, khi bệnh nhân giơ tay lên sẽ thấy xương bả vai di chuyển cùng một khối với xương cánh tay.
Tuy không đóng vai trò chống đỡ cả cơ thể như xương cột sống, nhưng khớp vai lại góp mặt trong nhiều hoạt động quan trọng thường ngày. Viêm quanh khớp vai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Cụ thể là:
Bao hoạt dịch là túi nhỏ chứa đầy dịch nhầy nằm trong các khớp trên cơ thể, trong đó có khớp vai. Các bao hoạt dịch đóng vai trò như tấm đệm giảm ma sát giữa xương và mô mềm, hạn chế tổn thương khớp.
Khi bao hoạt dịch phải chịu tác động lớn dẫn đến đau, viêm gọi là viêm bao hoạt dịch. Khi gặp phải vấn đề này thì toàn bộ phần vai sẽ bị đau nhức, căng cứng, nóng đỏ.
Gân là một sợi dây có tính đàn hồi, thực hiện nhiệm vụ kết nối cơ với xương. Nếu gân bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng sưng tấy, đau nhức vùng bả vai.
Phần lớn, các trường hợp bị viêm gân là do chấn thương khi tham gia thể thao, điển hình như chơi bóng rổ, tennis, bóng chuyền…
Bong và rách gân là hậu quả của chấn thương đột ngột do quá trình lão hóa tự nhiên gây ra. Gân có thể bị bong hoặc rách một phần, cũng có thể bong hoặc rách toàn bộ phần bám dính vào xương. Tình trạng này gây ra cảm giác đau nhức kèm sưng tấy khiến khớp vai khó cử động.
Xương vùng vai dễ gãy là xương đòn, xương cánh tay trên và xương bả vai. Bạn có thể bị gãy xương vai do tai nạn giao thông, va chạm khi chơi thể thao… Lúc này, phần xương vai bị tổn thương sẽ có biểu hiện sưng tấy, đau nhức.
Những người ngoài độ tuổi 50 có nguy cơ mắc bệnh viêm quanh khớp vai cao. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của quá trình lão hóa diễn ra trong cơ thể khiến cho bao gân, bao khớp, màng hoạt dịch… bị thoái hóa gây viêm, đau. Từ đó, hình thành bệnh viêm bao quanh khớp vai.
Những người có tính chất công việc thường xuyên lặp lại các hoạt động khớp vai, cánh tay khiến cho phần mềm quanh khớp bị tổn thương, gây viêm.
Một số nghề nghiệp có nguy cơ mắc bệnh cao như vận động viên, tài xế đường dài, giáo viên…
Người bệnh có thói quen xấu trong sinh hoạt như ngủ nghỉ không đúng tư thế, lười vận động, tập luyện quá sức… cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ bị viêm quanh khớp vai.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra do bạn mắc một số bệnh lý khác như thoái hóa dây chằng, thoát vị đĩa đệm, tiểu đường….
Những tổn thương tại khớp có thể là nguyên nhân gây bệnh
Mặc dù bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị viêm quanh khớp vai, tuy nhiên những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn cả:
– Người trong độ tuổi từ 40 – 60;
– Nam giới có nguy cơ mắc nhiều hơn nữ giới;
– Những người lao động chân tay hoặc thường xuyên phải giơ tay cao hơn 90 độ. Ví dụ như vận động viên tennis, ném lao, lao động bốc vác…
– Người đã từng chấn thương khớp vai hoặc từng bị gãy xương đòn, xương cánh tay, bả vai…
– Người có tiền sử phẫu thuật vùng khớp vai, nắn xương hoặc phẫu thuật các xương liên quan đến khớp vai như gãy xương đòn, xương cánh tay, bả vai…
– Những người mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, bệnh phổi, đái tháo đường, đột quỵ não, bệnh ở lồng ngực…
Để có phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ cẩn phải thực hiện các phương pháp chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân cũng như nắm được tình trạng bệnh. Cụ thể:
Bác sĩ có thể chẩn đoán thông qua việc kiểm tra phản ứng đau (dùng cụng cụ chuyên dụng gõ vào khớp vai), kiểm tra phạm vi chuyển động của khớp vai. Tuy nhiên, bước chẩn đoán này chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình trạng bệnh lý, không thể nắm được tác nhân gây ra hay mức độ tổn thương bên trong.
Bác sĩ có thể kết hợp chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ MRI để nắm được mức độ tổn thương các bộ phận bên trong.
Chụp Xquang: Không phản ánh tình trạng viêm khớp vai nhưng hình ảnh này giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây tổn thương do đâu. Đồng thời, quan sát được cấu trúc xương khớp bên trong để phát hiện bệnh nhân có bị gãy xương, trật khớp… hay không.
Chụp MRI: Hình ảnh thu được từ kỹ thuật MRI cho thấy tình trạng viêm khớp vai, tất cả những tổn thương xảy ra ở xương cũng như mô xung quanh khớp. Đây là công nghệ chẩn đoán hình ảnh tiên tiến nhất, cho bác sĩ xác định nhanh chóng nguyên nhân gây bệnh.
Nội soi: Khác với siêu âm, nội soi là thủ thuật xâm nhập. Liệu pháp vừa có tác dụng chẩn đoán, vừa có tác dụng điều trị.
Xét nghiệm chất dịch ở khớp vai sẽ giúp bác sĩ loại trừ nguy cơ nhiễm trùng. Dựa vào sự thay đổi màu sắc, đặc tính của dịch khớp, bác sĩ có thể đánh giá được mức độ viêm của khớp.
Sau khi có đầy đủ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất. Tùy vào từng nguyên nhân, bệnh lý, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể, phù hợp.
Về cơ bản, tình trạng này không ảnh hưởng quá nhiều đến an toàn, sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể trở thành mạn tính, hạn chế khả năng vận động và có nguy cơ để lại biến chứng:
– Khớp bị biến dạng: Chậm trễ trong hoạt động điều trị có thể khiến vai bị sưng, khớp bị biến dạng, không thể vận động như bình thường.
– Tiềm ẩn nguy cơ bị bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất. Lúc này chức năng khớp vai bị tổn thương, không thể phục hồi khiến người bệnh đối diện với nguy cơ bại liệt, tàn phết.
– Ảnh hưởng tới tâm lý: Đau nhức kéo dài khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ. Điều này làm trạng thái tinh thần bị bất ổn, mọi sinh hoạt bị xáo trộn.
Phương pháp điều trị viêm đa khớp được xây dựng dựa trên nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh cụ thể. Mỗi người sẽ phù hợp với phương pháp điều trị khác nhau. Để cải thiện bệnh lý này, người bệnh có thể tham khảo những phương pháp sau:
Mục đích của phương pháp này là giúp người bệnh giảm đau, kháng viêm, duy trì khả năng vận động khớp. Trong điều trị nội khoa, bác sĩ thường chỉ định những thuốc sau:
– Nhóm thuốc giảm đau, điển hình như Acetaminophen hoặc kết hợp Acetaminophen với Codein và Tramadol.
– Nhóm thuốc chống viêm không chứa Steroid, điển hình như Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib… Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả.
– Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp, điển hình là Diacerein và Glucosamin Sulfat.
– Thuốc tiêm tại chỗ Corticoid dùng trong những trường hợp đau khớp bả vai đơn thuần.
Lưu ý: Thuốc tây trị viêm khớp bả vai tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Tùy vào từng đối tượng, trường hợp cụ thể mà liều dùng có sự khác biệt. Vì vậy, người bệnh chỉ mua và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp này có ưu điểm sử dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn, dễ tìm kiếm. Có thể áp dụng ngay tại nhà và đem lại hiệu quả lâu dài. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dân gian sau:
– Sử dụng lá lốt: Đem lá lốt rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ rồi sao vàng cùng 1 chút muối. Tiếp theo, dùng 1 mảnh vải mỏng bọc lá lốt, sao vàng rồi đem chườm lên vùng khớp bị đau nhức cho đến khi lá lốt bị nguội.
– Bài thuốc gừng tươi: Chuẩn bị gừng tươi đã làm sạch, sau đó cho vào cối giã nát cùng chút muối. Trộn đều hỗn hợp này với giấm ăn, sau đó đắp trực tiếp lên vùng khớp vai bị đau nhức chừng 20 phút. Thực hiện bài thuốc này 1 – 2 lần/ ngày sẽ thấy cơn đau nhức giảm rõ rệt.
– Bài thuốc dây đau xương: Chuẩn bị 100g dây đau xương cùng 1 lít rượu trắng. Sau đó, cho nguyên liệu vào bình thủy tinh, ngâm khoảng 10 ngày. Mỗi ngày, người bệnh dùng rượu thuốc 5 – 10ml sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
Lưu ý: Những bài thuốc dân gian này giúp giảm triệu chứng đau nhưng, sưng tấy. Tuy nhiên, người bệnh cần phải biết chúng chỉ giảm triệu chứng không có tác dụng chữa bệnh. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn.
Vật lý trị liệu là phương pháp được đánh giá hiệu quả trong điều trị bệnh xương khớp, trong đó có viêm khớp vai. Các phương pháp vật lý trị liệu có thể kể đến là:
Trong một vài trường hợp, người bệnh được yêu cầu hạn chế vận động vùng vai bị viêm một thời gian để tránh làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Bác sĩ sẽ sử dụng nẹp để cố định vai.
Châm cứu, bấm huyệt là phương pháp trị bệnh Y học cổ truyền, đã được WHO chứng minh tính hiệu quả. Cụ thể, thông qua việc đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, châm cứu, bấm huyệt mang lại tác dụng giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng.
Để thực hiện, bác sĩ, thầy thuốc sẽ tiến hành thủ thuật châm tả vào huyệt kiên tỉnh, kiên ngưng, thiên tông, tý nhu, cự cốt, vân môn, kiêm trinh, trung phủ và a thị.
Bên cạnh đó, việc kết hợp châm cứu với dòng điện xung (điện châm) sẽ tác động vào khối cơ ở khớp vai, thúc đẩy cơ thể sản sinh chất kháng viêm, giảm đau tại chỗ.
Lưu ý: Phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao. Việc châm lệch, không đúng vị trí hoặc châm quá sâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới các dây thần kinh, tủy sống. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý, lựa chọn cơ sở châm cứu uy tín, chất lượng.
Nhắc đến phẫu thuật chúng ta thường nghĩ tới trường hợp bệnh nặng, đặc biệt là trường hợp viêm quanh khớp vai thể đông đặc. Nguyên nhân là do, phẫu thuật chỉ được chỉ định khi các phương pháp khác không thể phát huy tác dụng hoặc trong trường hợp cấp cứu.
Ghế massage không chỉ là thiết bị giúp giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Chúng còn sử dụng nhiều công nghệ, tính năng giúp làm dịu các cơn đau nhức như đau cột sống, đau lưng.
Khi có nhu cầu mua ghế massage, không ít người băn khoăn nên mua loại gì, giá thành ra sao và thương hiệu nào đáng tin cậy.
Xuất hiện tại thị trường Việt và được hàng triệu người tiêu dùng Việt tin tưởng, lựa chọn và sử dụng là các siêu phẩm máy massage nội địa Nhật Bản