Viêm cột sống dính khớp là một bệnh nguy hiểm, có khả năng gây tàn phế cùng nhiều biến chứng cho người bệnh nếu không được phát hiện kịp thời. Do đó, việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán, phương pháp chữa trị sẽ giúp người bệnh tận dụng được khoảng “thời gian vàng” trong quá trình điều trị.
Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm xảy ra ở khớp nối giữa các đốt của cột sống lưng hoặc nối giữa cột sống và xương chậu. Nó gây ra các cơn đau cứng tại khu vực bị ảnh hưởng. Trong nỗ lực tự chữa lành của cơ thể, xương mới được hình thành, làm thu hẹp khoảng cách giữa các đốt sống, cuối cùng khiến cho một số đốt sống bị hợp nhất. Điều này khiến cho cột sống kém linh hoạt, gây khom lưng. Trong khi đó, nếu xương sườn bị dính lại thì có thể gây khó thở sâu do hạn chế dung tích và chức năng của phổi.
Ngoài các biểu hiện theo trục xương sống, bệnh có thể ảnh hưởng tới các khớp ngoại biên, viêm tại vị trí tiếp nối với xương của gân, dây chằng… Không chỉ ảnh hưởng tới khả năng vận động, chất lượng cuộc sống mà bệnh có thể gây tàn phế nếu không được chữa trị kịp thời.
Bệnh có thể chia thành 2 loại dựa theo phương pháp chẩn đoán hình ảnh.
- Viêm cột sống dính khớp được phát hiện trên X-quang.
- Viêm cột sống dính khớp không thể phát hiện trên X-quang: Tình trạng bệnh không thể được phát hiện qua chụp X-quang. Lúc này bệnh chỉ được chẩn đoán dựa trên triệu chứng, xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh thông qua MRI.
Các triệu chứng thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành sớm. Việc nắm rõ các triệu chứng sẽ giúp người bệnh phát hiện, điều trị sớm, tránh biến chứng nặng. Một số biểu hiện cơ bản của viêm cột sống dính khớp cần lưu ý là:
- Đau lưng dưới hoặc đau hông : Dấu hiệu đầu tiên của bệnh thường là đau lưng. Khớp xương vùng chậu thường là nơi đầu tiên xuất hiện cơn đau. Sau đó vùng đau liên tục được mở rộng. Đau thành đợt. Đau nặng hơn vào buổi sáng, đau gây thức giấc giữa đêm.
- Cứng khu vực lưng dưới hoặc hông: Vận động không linh hoạt. Đặc biệt là vào buổi sáng, sau thời gian dài không hoạt động.
- Đau ngoài xương sống: Người bệnh bị đau các khớp lớn chủ yếu là các khớp gốc chi đối xứng như: khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân…Tại nước ta, nhiều người bệnh có biểu hiện đau khớp gốc chi sớm hơn so với cột sống.
- Bất thường trong tư thế: Tăng ưỡn cột sống cổ, gù cột sống lưng, mất ưỡn cột sống thắt lưng
- Các biểu hiện khác: Viêm kết mạc, nhìn mờ, đột nhiên mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, tiêu chảy, đau bụng…
4. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP
Căn bệnh này rất khó xác định được nguyên nhân một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, bệnh có thể mang yếu tố di truyền. Tức là nếu có người thân trong gia đình bị viêm cột sống dính khớp thì khả năng mắc bệnh của bạn sẽ tăng từ 6 – 16 lần. Riêng đối với anh chị em ruột thì có tới 9,2% nguy cơ bị bệnh. Tỷ lệ ở sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng lần lượt là 63% và 13%.
Khoảng 90% người bệnh viêm cột sống dính khớp mang gen HLA-B27. Nhưng đây là một trong những yếu tố nguy cơ. Các bác sĩ cho rằng gen HLA-B27 ra lệnh cho hệ thống miễn dịch tấn công một số vi khuẩn phổ biến trong cơ thể và gây ra tình trạng viêm cột sống dính khớp. Ngoài ra, một số gen khác cũng được phát hiện là có liên quan tới viêm cột sống dính khớp là ARTS1 và IL23R. Các gen này được cho là cho ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể.
Nếu nằm trong những đối tượng sau hãy cẩn trọng với khả năng mắc bệnh:
- Có bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có bố mẹ mắc bệnh đồng thời thừa hưởng gen HLA-B27 sẽ có tỷ lệ mắc bệnh tăng hơn 20%. Đây chính là câu trả lời cho viêm cột sống dính khớp có di truyền không.
- Người trong độ tuổi từ 20 – 40. Khoảng 80% người bệnh khởi phát bệnh trước tuổi 30.
- Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi nữ giới.
- Người mắc một số bệnh tự miễn cũng có nguy cơ mắc viêm cột sống dính khớp cao hơn những người khác. Đó là các bệnh Crohn, vẩy nến…
Như trên đã đề cập, bệnh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và khả năng lao động của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, nếu để bệnh tiến triển nặng có thể chuyển sang những biến chứng nguy hiểm.
Sự xuất hiện của những đoạn xương mới sẽ làm thu hẹp khoảng các giữa các đốt sống. Lâu dần đốt sống dính lại với nhau. Điều này khiến cột sống mất đi độ linh hoạt, dẫn tới tư thế khom lưng, gù vẹo, ảnh hưởng tới chức năng vận động.
Đây là tình trạng gặp phải ở khoảng 40% trường hợp bệnh nhân. Tình trạng này gây giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng chói.
Bệnh ở giai đoạn đầu cũng đã có nguy cơ khiến xương mỏng dần, dẫn tới loãng xương. Mật độ xương suy giảm sẽ làm xương yếu đi, gây nứt, gãy xương do nén. Gãy xương sống có thể làm tổn thương tủy sống và các dây thần kinh đi qua cột sống. Trường hợp nặng có thể dẫn tới tàn phế.
Bệnh có thể đẩy nhanh nguy cơ loãng xương
Đốt sống bị tổn thương gây kích thích hoặc chèn ép lên nhóm dây thần kinh đuôi ngựa. Điều này có thể dẫn tới việc người bệnh khó kiểm soát ruột, bàng quang. Bên cạnh đó là gây tê bì, yêu chi dưới.
Do cấu tạo đặc biệt của xương sườn và cột sống khi mắc bệnh khiến người bệnh không thể hít thở sâu. Đôi khi căn bệnh này cũng gây ra những vết sẹo trong phổi.
Có khoảng từ 10 – 30% người bị viêm cột sống dính khớp gặp biến chứng liên quan tới tim mạch. Viêm cột sống dính khớp có thể gây ảnh hưởng xấu tới động mạch chủ. Van động mạch chủ bị biến dạng khiến máu chảy ngược vào tim hoặc tim sẽ không bơm máu như bình thường.
Người bệnh cần tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ nếu gặp phải tình trạng sau:
- Đau thắt lưng hoặc đau mông dai đẳng, nặng hơn vào buổi sáng, đau tới mức thức dậy giữa đêm.
- Đau giảm khi vận động, tăng khi nghỉ ngơi.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ.
Đây là một căn bệnh có một vài biểu hiện giống các bệnh lý khác. Do đó, để chẩn đoán chính xác và loại trừ các căn bệnh khác, bác sĩ sẽ tiến hành:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bản thân người bệnh và gia đình. Đồng thời xem xét các triệu chứng, kiểm tra tầm vận động.
- Xét nghiệm máu: Phát hiện viêm nhiễm và loại trừ các bệnh khác. Các xét nghiệm có thể được thực hiện là tổng phân tích tế bào máu, đo tốc độ máu lắng, protein phản ứng C…
- Xét nghiệm di truyền: Phát hiện gen HLA-B27.
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang thường là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được chỉ định phổ biến. Phương pháp này sẽ cung cấp hình ảnh tổn thương ở cột sống, khớp háng, khớp cùng chậu. Vì có trường hợp bệnh không thể phát hiện qua chụp X-quang nên bác sĩ có thể chỉ định chụp CT, chụp MRI (cung cấp hình ảnh xương và cấu trúc mềm chính xác hơn). Đặc biệt, việc chẩn đoán được đoán căn bệnh này ở phụ nữ thường mất nhiều thời gian hơn so với nam giới. Nguyên nhân là do chẩn đoán X-quang ở phụ nữ thường ít phát hiện ra bệnh. Do đó, bác sĩ buộc phải thực hiện thêm các biện pháp chẩn đoán khác.
Nhiều người không khỏi thắc mắc viêm cột sống dính khớp có chữa được không. Hiện không có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Việc điều trị sẽ giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Tùy vào từng đối tượng cụ thể mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Đây là một trong những phương pháp chữa viêm cột sống dính khớp tại nhà. Nó giúp giảm đau tức thời tại vị trí chườm. Người bệnh chỉ cần dùng khăn, chai nước, túi chườm để chườm vào vị trí cột sống bị đau trong vòng 15 – 20 phút.
Xoa bóp là biện pháp chữa viêm cột sống dính khớp tại nhà mà bạn có thể áp dụng để giảm bớt cơn đau. Nó cũng giúp cải thiện tình trạng căng cứng, tê bì. Dù giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nhưng hiệu quả đạt được chỉ là tạm thời.
Châm cứu sử dụng kim châm tác động vào các huyệt đạo. Nó sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng khả năng tự chữa lành tổn thương của cơ thể, cải thiện cảm xúc của người bệnh.
Một số loại thuốc sẽ được chỉ định trong trường hợp này. Người bệnh lưu ý không được tự ý sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn từ bác sĩ. Thông báo với bác sĩ nếu gặp dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc. Việc tái khám đúng lịch hẹn sẽ giúp bác sĩ đánh giá được hiệu quả của thuốc và đưa ra những điều chỉnh nếu cần thiết.
Phổ biến là Paracetamol. Đây là các loại thuốc thông thường giúp giảm bớt những cơn đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên loại thuốc này không có tác dụng chống viêm.
Loại thuốc phổ biến trong nhóm này là Ibuprofen, Naproxen… Loại thuốc này giúp giảm tình trạng đau, giảm viêm. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể xảy ra như đau bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày… Do đó, các thuốc này thường được khuyến cáo dùng cùng với thức ăn hoặc uống cùng thuốc bảo vệ viêm mạc dạ dày.
Thuốc có thể được dùng theo đường uống hoặc tiêm. Tuy là một loại thuốc kháng viêm mạnh, giúp làm giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng nó không thể sử dụng lâu dài. Vì tác dụng phụ của thuốc có thể gây tổn thương khớp, loãng xương, đục thủy tinh thể…
Loại thuốc đặc trưng trong nhóm này là Sulfasalazine. Thuốc được chỉ định trong trường hợp có tổn thương gân, khớp ngoại biên như khớp háng, khớp cổ chân. Nó cũng được dùng khi thuốc NSAID không phát huy hiệu quả. Người bệnh có thể được kê Sulfasalazine kết hợp với một thuốc NSAID và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Một loại thuốc khác có thể được dùng để thay thế cho Sulfasalazine là Methotrexate đường uống hoặc tiêm. Tuy nhiên khi dùng thuốc này, người bệnh sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu thường xuyên. Vì thuốc có thể gây độc cho gan, gây độc cho tủy xương dẫn tới thiếu máu.
Một số loại thuốc ức chế sinh học TNF có thể kể đến là: Etanercept, Infliximab, Adalimumab… Thuốc giúp ngăn chặn tác nhân gây viêm trong cơ thể. Nó cũng đồng thời giúp giảm đau, cứng khớp. Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp không đáp ứng với thuốc kháng viêm và Sulfasalazine.
Hiệu quả điều trị của thuốc ức chế TNF có thể kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên nếu vì một nguyên nhân nào đó bệnh nhân phải dừng điều trị bằng thuốc này thì bệnh thường tái phát trong vòng một năm.
Loại thuốc này cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của bác sĩ vì các nguy cơ mà nó có thể đem lại. Trong vòng 1 năm sử dụng loại thuốc này có thể xuất hiện các vấn đề là: Nhiễm trùng huyết, lao, rối loạn huyết học, suy tim, tổn thương Myelin gây thiếu hụt cảm giác, vận động, nhận thức.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định vitamin D3, canxi để bổ sung khoáng xương, ngăn ngừa loãng xương.
Người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau nhức khó chịu. Điều này dẫn đến tâm lý ngại vận động khiến khớp mất đi độ linh hoạt. Thêm vào đó, người bệnh cũng có xu hướng vận động sai tư thế. Các phương pháp vật lý trị liệu như bài tập, nắn chỉnh cột sống… sẽ làm giảm cứng khớp, cải thiện tư thế.
Bài tập thở bằng lồng ngực là bài tập đơn giản nhất. Lúc này bệnh nhân được yêu cầu thở sâu, mở rộng lồng ngực để phổi giãn một cách tối đa. Bài tập này giúp cải thiện xương cột sống, tránh để xương sườn dính vào cột sống.
Người bệnh cần được bác sĩ vật lý trị liệu thăm khám và xây dựng liệu trình điều trị phù hợp. Thông thường thời gian điều trị sẽ kéo dài. Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị.
Phẫu thuật được chỉ định khi tổn thương xương khớp nghiêm trọng, có nguy cơ biến dạng khớp, tác động mạnh tới các cơ quan khác. Đây cũng là phương pháp cuối cùng khi các biện pháp điều trị ngoại khoa không phát huy tác dụng.
Một số lựa chọn phẫu thuật có thể được chỉ định là:
- Cắt bỏ một phần đốt sống: Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên tủy sống.
- Phẫu thuật chỉnh hình cột sống: giúp lấy lại dáng đứng thẳng.
- Thay khớp nhân tạo: Phục hồi khả năng vận động trong trường hợp khớp bị tổn thương nghiêm trọng.
Không có một tiêu chuẩn cụ thể, chính xác nào trong chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, rèn luyện của người bệnh, đặc biệt là chăm sóc sau phẫu thuật viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau.
Chế độ ăn uống sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh, ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, việc duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp giữ cân nặng ở mức cho phép.
- Bổ sung thực phẩm giàu omega-3, trái cây màu sắc rực rỡ, rau màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc.
- Hạn chế tới mức thấp nhất thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật, đồ ăn chứa nhiều muối và đường, rượu bia.
- Bạn cũng nên ghi lại nhật ký thực phẩm để tránh những thực phẩm có thể làm tồi tệ thêm triệu chứng bệnh.
Duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp kéo giãn cơ bắp, giảm đau, tăng độ linh hoạt cho xương khớp. Một số môn thể thao gợi ý dành cho người bệnh là yoga, bơi lội, đi bộ… Bơi sẽ tránh tác động gây đau đồng thời giúp giãn cột sống và vận động khớp háng. Để đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả và đảm bảo an toàn hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia. Lưu ý là không nên lựa chọn các bài tập cường độ cao. Ngưng tập luyện nếu có biểu hiện đau nhức bất thường.
Ngoài ra, nên tăng cường vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Đơn giản nhất là hãy làm những công việc nhà đơn giản, đứng dậy vận động sau một khoảng thời gian ngồi làm việc.
Người bệnh cũng cần đặc biệt lưu ý khi sinh hoạt.
- Giữ cân nặng ở mức cho phép.
- Khi đứng, ngồi, nằm cần giữ tư thế thẳng.
- Nằm trên đệm phẳng cứng, không gối cao đầu. Tư thế này giúp duy trì trạng thái vận động của cột sống, đảm bảo tư thế tốt cho cơ thể.
- Giảm tối đa mức độ căng thẳng bằng cách tham gia vào các hoạt động theo sở thích cá nhân, yoga, thiền…
- Tái khám đúng lịch hẹn.
Việc tạo dựng một nền tảng sức khỏe tốt sẽ góp phần giúp cơ thể chống chọi lại với bệnh tật.
– Có lối sống lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ, cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Giữ tinh thần thoải mái.
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
– Dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao.
– Khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt là người trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cần tiến hành xét nghiệm di truyền để đánh giá về khả năng mắc bệnh.
Ghế massage không chỉ là thiết bị giúp giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Chúng còn sử dụng nhiều công nghệ, tính năng giúp làm dịu các cơn đau nhức như đau cột sống, đau lưng.
Khi có nhu cầu mua ghế massage, không ít người băn khoăn nên mua loại gì, giá thành ra sao và thương hiệu nào đáng tin cậy.
Xuất hiện tại thị trường Việt và được hàng triệu người tiêu dùng Việt tin tưởng, lựa chọn và sử dụng là các siêu phẩm máy massage nội địa Nhật Bản