Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt đối tượng thường xuyên lao động nặng hoặc nhân viên văn phòng. Tình trạng này gây nên những cơn đau dữ dội, khó khăn khi vận động và dễ dẫn đến nguy cơ tàn phế nếu không điều trị kịp thời.
1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là tình trạng bao xơ bên ngoài của đĩa đệm thắt lưng bị xơ hóa dẫn đến rách hoặc đứt. Điều này sẽ tạo nên khe hở để nhân nhầy của đĩa đệm thắt lưng thoát ra, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy, gây đau đớn vùng thắt lưng.
2. Ai dễ bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng?
Những đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Người đang trong độ tuổi từ 35 đến 50.
- Nam giới có nguy cơ bị bệnh cao gấp đôi so với nữ giới.
- Người thường xuyên làm việc nặng.
- Người bị béo phì hoặc hút thuốc.
- Gia đình có người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể xảy ra thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là ở vùng thắt lưng do nhiều nguyên nhân:
- Thoái hóa cột sống, thường xảy ra ở độ tuổi 30 – 50. Theo thời gian, lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách khiến phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn vào ống sống và chèn ép dây thần kinh vùng thắt lưng.
- Tai nạn hoặc chấn thương cột sống do lao động nặng khiến đĩa đệm bị rách hoặc lồi.
- Các hội chứng bẩm sinh như gù lưng, vẹo cột sống, cũng như yếu tố di truyền từ đặc điểm cột sống yếu của bố mẹ.
- Tăng cân, béo phì làm tăng sức đè nén lên các đĩa đệm.
- Hút thuốc làm giảm nồng độ oxy và chất dinh dưỡng nuôi các mô, xương và đĩa đệm.
- Tư thế sai, tập thể dục không đúng cách cũng gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cột sống, dẫn đến nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
4. Các giai đoạn của bệnh
Người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ trải qua 4 giai đoạn, bao gồm:
4.1. Giai đoạn 1
Thời gian đầu, cột sống bắt đầu xuất hiện sự mất cân bằng và bất ổn định, người bệnh sẽ không cảm thấy đau nhưng có thể hơi khó chịu.
4.2. Giai đoạn 2
Người bệnh bắt đầu cảm thấy đau nhức và mệt mỏi tại một số vị trí nhất định trên cột sống. Thế nhưng, nhiều người lại cho rằng cơn đau và mệt mỏi chỉ là biểu hiện thoáng qua nên chủ quan không đi khám.
4.3. Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép nghiêm trọng lên dây thần kinh ở thắt lưng, khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và đau nhức dữ dội ở thắt lưng.
4.4. Giai đoạn 4
Trong giai đoạn cuối của bệnh thoái hóa đĩa đệm thắt lưng, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu. Cơn đau từ lưng sẽ lan xuống hông, đùi và chân, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống hằng ngày.
5. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng điển hình
Theo thống kê có hơn 70% dân số thế giới gặp chứng đau lưng ít nhất một lần trong đời. Đau lưng là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà người bệnh có thể đau ít hoặc đau dữ dội, đau đột ngột hoặc âm ỉ, liên tục.
Sau đây là những triệu chứng cụ thể để nhận biết bệnh:
- Xuất hiện các cơn đau khi cúi người, ho hoặc hắt hơi. Người bệnh khi ngồi, đứng hoặc nằm sấp quá lâu cũng gặp những cơn đau.
- Ngoài tình trạng đau nhức lưng, người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn gặp phải tình trạng đau dây thần kinh tọa.
- Đau lan xuống mông, mặt trước hoặc sau đùi và chân cũng là những triệu chứng mà thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra do chèn ép lên dây thần kinh. Nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có thể bị rối loạn đại tiện, tiểu tiện, rối loạn cương dương (ở nam giới).
- Tình trạng đau giảm khi nghỉ ngơi nhưng tăng nhiều khi vận động, thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác tê bì, nhức hoặc bỏng rát.
6. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Không những thế, nếu chủ quan và không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
6.1. Tiểu tiện không tự chủ
Khi dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép do đĩa đệm bị thoát vị, chức năng của cơ tròn có nguy cơ bị rối loạn. Nhiệm vụ của cơ tròn là giúp cơ thể điều khiển khả năng đại tiện và tiểu tiện. Vì thế, khi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, người bệnh có thể phải đối mặt với chứng đại tiểu tiện không tự chủ.
6.2. Gây liệt, tàn phế
Khi gặp biến chứng này, người bệnh không còn khả năng đi lại hoặc vận động, chỉ có thể nằm một chỗ và phụ thuộc vào người khác. Vì thế, đây được xem là những biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
6.3. Teo cơ chi
Phần đĩa đệm bị thoát vị chèn ép lên dây thần kinh làm gián đoạn khả năng liên lạc từ não bộ đến cơ. Hậu quả là cơ không tiếp nhận được thông tin, chức năng cơ suy giảm và dẫn tới teo cơ. Lúc này, người bệnh mất khả năng lao động, sinh hoạt hằng ngày cũng trở nên khó khăn.
6.4. Rối loạn cảm giác
Thông thường, rối loạn cảm giác sẽ xuất hiện ở vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép. Những vùng da này sẽ xuất hiện các cảm giác nóng, lạnh, tê bì, khó chịu bất thường.
6.5. Hội chứng đau khập khễnh cách hồi
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây ra hội chứng đau khập khễnh cách hồi ở chân. Biểu hiện của hội chứng này là đau chân từng cơn, đặc biệt khi đang đi, ngồi nghỉ đỡ đau và sẽ đau trở lại khi đi tiếp.
7. Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng
7.1. Dùng thuốc
Thuốc uống: Thuốc chống viêm không steroid không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen thường được dùng để điều trị đau và viêm ở mức độ nhẹ.
Tiêm steroid ngoài màng cứng: Có tác dụng kiểm soát cơn đau bằng cách giảm viêm trong và xung quanh rễ thần kinh. Đồng thời, phương pháp này còn giúp cải thiện khả năng vận động và chức năng ở thắt lưng và chân.
Mẹo dân gian: Để giảm cơn đau do thoát vị đĩa đệm thắt lưng, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian như chườm nóng lưng với đu đủ xanh, uống trà gừng mật ong, massage lưng bằng muối và dầu ô liu… Tuy nhiên, phương pháp này mất rất nhiều thời gian và hiệu quả cũng không rõ rệt nếu áp dụng đơn độc.
7.2. Phẫu thuật
Phẫu thuật để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường được chỉ định cho những trường hợp như:
- Các phương pháp khác (dùng thuốc, vật lý trị liệu và trị liệu thần kinh cột sống) không mang lại kết quả.
- Đĩa đệm gây chèn ép thần kinh cấp tính.
- Thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ và thoát vị di trú.
- Thoát vị đĩa đệm gây liệt hoặc gây hội chứng chùm đuôi ngựa (liệt mềm đột ngột 2 chi dưới kèm theo rối loạn cơ tròn và rối loạn cảm giác tầng sinh môn hình yên ngựa).
Mặc dù vậy, phương pháp này tồn tại rất nhiều rủi ro như nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm tái phát… Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn có thể đối mặt với nguy cơ tử vong. Do đó, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng phẫu thuật để điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
7.3. Vật lý trị liệu
Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể thiết kế phác đồ điều trị vật lý trị liệu bao gồm các phương pháp như: kéo vùng chậu, xoa bóp nhẹ nhàng, liệu pháp lạnh – nóng, siêu âm, kích thích cơ điện và các bài tập kéo căng để phục hồi chức năng. Phác đồ điều trị với vật lý trị liệu cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân những cách an toàn hơn để thực hiện các hoạt động thông thường, chẳng hạn như nâng đồ vật và đi bộ đúng cách.
Ngoài ra hiện nay có thể điều trị và phòng ngừa bằng cách sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe như ghế massage . Ghế Nhật Trần Sơn tự hào là đơn vị cung cấp các dòng ghế massage chuyên vật lý trị liệu của Nội Địa Nhật Bản với các dòng ghế như Panasonic, Fujiiryoki, Family Inada... Với nhiều năm trong lĩnh vực ghế massage chăm sóc sức khỏe Ghế Nhật Trần Sơm mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm tốt nhất của nội địa Nhật Bản.
- Để được tư vấn các dòng ghế vui lòng liên hệ Hotline: 0964.480.666
Ghế massage không chỉ là thiết bị giúp giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Chúng còn sử dụng nhiều công nghệ, tính năng giúp làm dịu các cơn đau nhức như đau cột sống, đau lưng.