1
Bạn cần hỗ trợ?
Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Khi bị thoái hóa cột sống, người bệnh thường cảm thấy đau nhức, tê bì các chi, vận động trở nên khó khăn. Lúc này, chế độ ăn uống hợp lý là chìa khóa giúp khắc phục các triệu chứng bệnh lý, tăng cường sức mạnh xương khớp. Vậy người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì? Mời bạn tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Dinh dưỡng trong điều trị thoái hóa cột sống

1.1 Tầm quan trọng của dinh dưỡng

Thoái hóa cột sống là bệnh lý mãn tính bắt nguồn từ quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Do đó, không có phương pháp điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Nền y học hiện nay chỉ giúp khắc phục các triệu chứng bằng một số cách như:

  • Dùng thuốc Tây y: thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm...
  • Vật lý trị liệu: xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, sóng ngắn, sóng siêu âm, laser…
  • Phẫu thuật: cố định cột sống, loại bỏ gai xương, thay đốt sống nhân tạo...

Để những phương pháp trên mang lại hiệu quả cao trong thời gian dài, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp với bản thân. Bởi dinh dưỡng tác động trực tiếp vào hệ thống xương khớp trong cơ thể, giúp kiểm soát tình trạng thoái hóa cột sống bằng cách:

☛ Giảm triệu chứng bệnh bao gồm: đau nhức, tê bì các chi, co cứng cơ, mở rộng phạm vi hoạt động…

☛ Hạn chế nguyên nhân gây bệnh như: làm chậm quá trình lão hóa cột sống, giúp cơ thể phục hồi nhanh sau chấn thương…

☛ Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bao gồm: thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương phát triển quá to chèn ép mạnh vào dây thần kinh, tủy sống, dẫn đến rối loạn tiểu tiện, đau dây thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn, cản trở vận động thậm chí là bại liệt…

Ngược lại, nếu người bệnh thực hiện chế độ ăn uống chưa khoa học, các phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả cao khiến triệu chứng bệnh lý kéo dài và trở nên trầm trọng hơn.

1.2 Nguyên tắc ăn uống cho người bị thoái hóa cột sống

Cân bằng dinh dưỡng: Người bệnh ăn đúng bữa và đủ chất, tránh trường hợp:

  • Tiêu thụ dư thừa chất dinh dưỡng, ăn quá nhiều đồ ngọt, giàu tinh bột, dầu mỡ… dẫn đến béo phì, gây áp lực mạnh lên cột sống.
  • Thiếu dinh dưỡng làm giảm chất lượng xương khớp, đẩy mạnh quá trình lão hóa cột sống, khiến triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.

Beo-phi

Người béo phì là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa cột sống.

Bổ sung hoạt chất tốt cho xương:

  • Canxi: duy trì mật độ cần thiết của xương, giúp xương luôn chắc khỏe.
  • Vitamin D: giúp cột sống hấp thụ tối ưu canxi, tránh hiện tượng xương giòn, dễ gãy.
  • Protein: thành phần chính cấu tạo nên xương khớp.
  • Acid béo omega-3: khắc phục tình trạng đau nhức, sưng tấy, cứng khớp và cải thiện phạm vi hoạt động.
  • Kẽm: thúc đẩy quá trình tái tạo xương, ức chế sự hình thành các tác nhân hủy hoại cột sống.
  • Magie: đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động, hỗ trợ sự hấp thụ canxi.
  • Vitamin C: là hoạt chất cần thiết cho sự hình thành collagen trong xương, gân, cơ, đồng thời là chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các tác nhân có hại ảnh hưởng xấu đến cột sống.
  • Glucosamine.
  • Vitamin K.
  • Vitamin B12.
  • Sắt.

Hạn chế đồ ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ: những thực phẩm này cản trở sự hấp thu canxi của xương, làm tăng triệu chứng sưng tấy, đau nhức.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: thúc đẩy chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất, đồng thời bôi trơn khớp xương giúp người bệnh cử động dễ dàng hơn.

Không hút thuốc lá, hạn chế chất kích thích như rượu, bia… vì chúng làm tăng nguy cơ loãng xương, bào mòn sụn khớp.

2. Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì?

Các loại cá béo

Theo nghiên cứu, cá là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là acid béo omega-3 dưới dạng DHA. Sau khi đi vào cơ thể, hoạt chất này có khả năng ức chế sự phát triển của các phản ứng viêm tại cột sống. Nhờ vậy, tình trạng tự hủy quá mức của tế bào xương được ngăn ngừa, làm giảm nguy cơ thoái hóa.

Ngoài ra, acid béo omega-3 còn có tác dụng chống loạn nhịp tim, hạ huyết áp, cân bằng nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể…

Người bị thoái hóa cột sống nên ăn các món được làm từ cá béo giàu acid béo omega-3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích… khoảng 3 lần/tuần.

Cac-loai-ca-beo

Các loại cá béo chứa nhiều acid béo omega-3 tốt cho người bị thoái hóa cột sống.

 Nước hầm xương

Nước hầm từ xương ống hoặc sụn của lợn, bò, bê là thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin. Những hoạt chất này góp phần hình thành lớp sụn giữa các đốt sống, giúp nâng đỡ cột sống, giảm ma sát khi hoạt động. Từ đó, tình trạng đau nhức, tê bì các chi, vận động khó khăn được khắc phục.

Ngoài ra, nước hầm xương còn chứa hàm lượng lớn canxi - khoáng chất thiết yếu cho sự chắc khỏe của xương khớp.

 Sữa và chế phẩm từ sữa

 

Theo nghiên cứu, 99% hàm lượng canxi trong cơ thể con người nằm ở xương và răng. Do đó, việc bổ sung canxi là vô cùng cần thiết, giúp duy trì mật độ xương khớp, ngăn ngừa thoái hóa cột sống.

 

Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai… không chỉ chứa nhiều canxi, mà còn giúp cơ thể hấp thu khoáng chất này dễ dàng hơn hẳn những loại thực phẩm khác. (Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hấp thu canxi trong sữa ở mức 27%, trong khi đó ở rau bina chỉ đạt 5%). Vì vậy, người bệnh nên bổ sung sữa vào khẩu phần ăn uống hàng ngày để cải thiện chức năng cột sống, tránh hiện tượng gãy, biến dạng xương do tác động bên ngoài.

Với những người không dung nạp đường lactose, phomai và sữa chua là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Ngoài ra, đối tượng này có thể tập uống sữa bắt đầu từ dung lượng ít và tăng dần theo thời gian.

Sua-tot-cho-xuong

Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa nhiều canxi giúp xương chắc khỏe.

Trứng

Trứng cung cấp nhiều protein, thúc đẩy quá trình hình thành collagen trong cơ thể. Đây là hoạt chất giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố cơ bắp, duy trì và phục hồi những tổn thương khi cột sống bị thoái hóa, giúp xương thêm vững chắc, dẻo dai.

Tuy nhiên, lòng đỏ trứng chứa hàm lượng lớn cholesterol. Vì vậy, người bệnh chỉ nên tiêu thụ 3 - 4 quả trứng/tuần. Nếu lạm dụng, lượng LDL toàn phần trong cơ thể có thể tăng vượt mức cho phép, gây xơ vữa động mạch, ảnh hưởng xấu đến tim.

Rau có màu xanh đậm

Rau có màu xanh đậm như rau bina, rau cải, súp lơ xanh… chứa nhiều magie và vitamin K1 tốt cho xương:

  • Magie hỗ trợ chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động, giúp cột sống hấp thu tối ưu canxi, trở nên vững chắc hơn. Ngoài ra, hoạt chất này còn khắc phục tình trạng co rút cơ, giảm đau nhức và tăng khả năng vận động.
  • Vitamin K1 được vi khuẩn có lợi chuyển hóa thành vitamin K2, giúp phân phối canxi từ mô mềm và lắng đọng vào xương.

Rau-mau-xanh-dam

Rau có màu xanh đậm chứa nhiều hoạt chất tốt cho xương như magie, vitamin K...

 Các loại quả mọng

Quả mọng chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, đặc biệt là rutin, quercetin… Tác dụng chính là ngăn chặn gốc tự do và các tác nhân khác ảnh hưởng xấu đến cột sống, làm chậm quá trình thoái hóa. Ngoài ra, những hoạt chất này còn giúp duy trì mật độ xương, khắc phục triệu chứng đau nhức.

Rutin và quercetin thường tập trung nhiều ở phần vỏ của các loại quả mọng như: ổi, táo, cà chua, nho, việt quất, mâm xôi…

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là những hạt bị loại bỏ vỏ trấu bên ngoài, giữ nguyên phần mầm, cám, nội nhũ cũng như toàn bộ chất dinh dưỡng bên trong. Điển hình cho nhóm thực phẩm này là gạo lứt, yến mạch, ngô…

Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều magie giúp xương hấp thụ tốt vitamin D và canxi, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng co cơ bất thường.

Bên cạnh đó, gạo lứt còn là thực phẩm giàu acid hyaluronic. Dưỡng chất này hoạt động tương tự như dịch bôi trơn tự nhiên ở các ổ khớp, nuôi dưỡng sụn khớp, hạn chế ma sát tại đầu xương, tăng khả năng vận động, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa sớm.

Đặc biệt, tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường tuýp 2, béo phì – một trong những tác nhân ảnh hưởng xấu đến cột sống.

 

Lưu ý: Ngũ cốc nguyên hạt không phù hợp cho người mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh Celiac và nhạy cảm với gluten.

 

 Nấm

Nấm là nguồn thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là lượng vitamin D dồi dào. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe cơ bắp và giúp xương rắn chắc. Nếu tiêu thụ vừa đủ, mật độ xương luôn được duy trì một cách hợp lý, tránh tình trạng gãy, nứt, biến dạng, loãng xương và thoái hóa.

Ngoài ra, vitamin D góp phần điều chỉnh hệ thống miễn dịch để chống lại các bệnh viêm nhiễm ở cột sống cũng như các cơ quan khác, giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, ung thư, trầm cảm và tiểu đường.

Nấm hương, nấm rơm, mộc nhĩ… là sự lựa chọn hoàn hảo trong thực đơn của người bị thoái hóa cột sống.

Củ, quả có màu cam

Đu đủ, cà chua, cà rốt… là những thực phẩm có màu cam chứa nhiều vitamin C. Đây là hoạt chất thiết yếu cho sự hình thành collagen, giúp xây dựng, tái tạo lại cơ, gân, dây chằng và các đĩa đệm bị tổn thương, cũng như giữ cho cột sống chắc khỏe.

Bên cạnh đó, vitamin C còn là chất chống oxy hóa tự nhiên, làm chậm hiện tượng lão hóa sớm tại cơ xương khớp.

Các loại gia vị

Gia vị thường được sử dụng để món ăn trở nên thơm ngon và bắt mắt. Ngoài ra, một số gia vị như ớt, tỏi, gừng, nghệ… còn góp phần cải thiện các triệu chứng của thoái hóa cột sống vô cùng hiệu quả.

  • Nghệ: Curcumin là hoạt chất có nhiều trong nghệ giúp kháng khuẩn nhẹ, làm giảm triệu chứng sưng, đau nhức ở các đốt sống.
  • Gừng: Các hợp chất phenolic trong gừng như gingerols, shogaols… có tác dụng kháng viêm, tái tạo và bảo vệ sụn khớp bị tổn thương.
  • Ớt: Capsaicin trong ớt giúp giảm đau tại vùng tủy sống vô cùng hiệu quả. Nếu không quen ăn cay, bạn có thể bắt đầu với một lượng nhỏ và tăng dần theo thời gian.
  • Tỏi: Allicin – thành phần chính trong tỏi là một chất chống oxy hóa mạnh, loại bỏ các tác nhân có hại ảnh hưởng xấu đến cột sống. Không những thế, allicin còn khắc phục những tổn thương vùng cơ, cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Nghe-tot-cho-cot-song

Người bị thoái hóa cột sống nên bổ sung nghệ vào bữa ăn hàng ngày.

3 Người bị thoái hóa cột sống kiêng ăn gì?

 Đồ ăn nhiều đường

Đồ ăn nhiều đường thúc đẩy quá trình đường hóa (glycation), suy giảm chức năng collagen, khiến sụn khớp dễ bị tổn thương và nhanh thoái hóa hơn.

Ngoài ra, loại thực phẩm này còn kích thích giải phóng cytokine trong cơ thể. Đây là hoạt chất tham gia điều chỉnh các phản ứng viêm, làm tăng tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí bị thoái hóa.

 Thịt đỏ

Thịt đỏ bao gồm bò, cừu, trâu… cung cấp nhiều dưỡng chất quý giá cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bị thoái hoá cột sống, lạm dụng thịt đỏ khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Bởi đây là thực phẩm chứa hàm lượng protein quá lớn, làm tăng nồng độ acid uric và các chất chuyển hóa trong máu. Chúng lắng đọng vào ổ khớp khiến hiện tượng đau nhức, tê bì chân tay diễn ra dữ dội.

Bên cạnh đó, thịt đỏ còn chứa nhiều photpho - hoạt chất gây sưng, viêm, cản trở khả năng vận động.

Điều này không có nghĩa phải loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ trong thực đơn. Người bị thoái hóa cột sống vẫn cần một lượng thích hợp để đảm bảo nhu cầu về năng lượng và sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thay thế bằng các loại thịt trắng như thịt gà, cá… để nạp đủ dưỡng chất mà không cần lo lắng bệnh chuyển biến nặng.

 Đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn như pizza, khoai tây chiên, sản phẩm đóng hộp… là tác nhân ảnh hưởng xấu đến mọi cơ quan, đặc biệt là hệ thống xương khớp. Loại thực phẩm này không cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Không những thế, đường hóa học, carbohydrate và chất béo có hại xuất hiện nhiều trong đồ ăn nhanh làm giảm khả năng hấp thu vitamin D, canxi và những dinh dưỡng thiết yếu khác, khiến chất lượng cột sống sụt giảm.

Ngoài ra, tiêu thụ nhiều đồ ăn chế biến sẵn còn là nguyên nhân chính dẫn đến dễ béo phì, tạo áp lực mạnh lên cột sống.

Do-an-nhanh

Đồ ăn nhanh ảnh hưởng xấu đến chất lượng xương khớp, làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.

Đồ uống chứa cồn và chất kích thích

Các sản phẩm như: rượu bia, cà phê, thuốc lá, thuốc lào… là tác nhân nguy hiểm ngăn chặn quá trình hấp thu canxi, gây nên hiện tượng loãng xương.

Không những thế, các sản phẩm này còn khiến triệu chứng đau nhức, tê bì, sưng viêm trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người bị thoái hóa cột sống cần hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa cồn và bỏ hoàn toàn thuốc lá, thuốc lào.

 Thực phẩm giàu acid oxalic

Cà pháo, dưa muối, chuối tiêu… là những món ăn chứa nhiều acid oxalic. Hoạt chất kích thích phản ứng sưng, viêm vùng xương sụn khớp. Từ đó, triệu chứng đau nhức ở người bị thoái hóa cột sống trở nên dữ dội hơn.

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan