1
Bạn cần hỗ trợ?
Hướng dẫn 12 vị trí bấm huyệt chữa đau đầu gối hiệu quả

Hướng dẫn 12 vị trí bấm huyệt chữa đau đầu gối hiệu quả

Bấm huyệt chữa đau đầu gối là một thủ pháp chữa bệnh cổ truyền, giúp tạo ra những thay đổi tích cực. Đây được xem là phương pháp an toàn, không để lại tác dụng phụ. Hãy cùng tới với cách bấm huyệt và những lưu ý cần biết ngay dưới đây.

1. TÁC DỤNG CỦA BẤM HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU GỐI

Đau đầu gối xảy ra do nhiều nguyên nhân như chấn thương, vận động quá sức, chế độ ăn thiếu dưỡng chất. Bên cạnh đó, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp. Có thể kể đến như: Thoái hóa khớp gốiviêm khớp dạng thấpbệnh gút

Để điều trị tình trạng này, bên cạnh các phương pháp khác, bấm huyệt chữa bệnh đau đầu gối cũng được nhiều người lựa chọn. Bởi nó mang tới cho người bệnh nhiều lợi ích:

– Kích thích cơ thể sản sinh ra endorphin – chất giảm đau tự nhiên. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau đầu gối hơn

– Giảm co cứng cơ, tê bì

– Cải thiện khả năng vận động cho khớp gối cũng như chi dưới

– Tăng cường chuyển hóa và cung cấp chất dinh dưỡng cho xương khớp

– Thúc đẩy lưu thông khí huyết

– Tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho người bệnh

Vậy đau đầu gối bấm huyệt nào? Dưới đây là hướng dẫn bấm huyệt chữa đau đầu gối một cách cụ thể.

2. CÁCH BẤM HUYỆT CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI

Thông thường xoa bóp bấm huyệt thường song hành. Việc xoa bóp được thực hiện trước khi bấm huyệt chữa đau gối để tăng cường lưu thông máu. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện tốt nhất cho cơ thể trong quá trình châm cứu.

Hãy làm ấm bàn tay trước khi xoa bóp và thực hiện lần lượt các thao tác sau:

– Xoa: Dùng gốc bàn tay xoay tròn nhẹ nhàng trên khớp gối trong 1 phút.

– Day: Dùng gốc bàn tay day với lực mạnh hơn xoa trên đầu gối bị đau. Thực hiện trong 1 phút.

– Miết: Dùng vân của 2 ngón tay cái miết đầu gối từ trong ra ngoài.

– Bóp: Dùng cả bàn tay để nắn bóp nhẹ nhàng vùng đầu gối và các khu vực lân cận.

Sau khi xoa bóp, hãy để cơ thể nghỉ ngơi trong 3 phút rồi tiến hành bấm huyệt. Dưới đây là 12 huyệt chữa đau đầu gối.

2.1. Huyệt A thị

– Tác dụng: Thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông máu, giảm đau

– Vị trí: Huyệt này còn có tên gọi khác là Bất định huyệt. Nguyên nhân là do vị trí của nó rất linh hoạt. Nó thường được xác định qua cảm giác đau của người bệnh. Theo đó, hãy dùng tay ấn nhẹ lên khắp hai chân, vị trí nào đau nhất chính là huyệt A thị.

– Cách bấm huyệt: Dùng ngón cái day huyệt này với lực từ nhẹ đến mạnh trong 3 phút.

2.2. Huyệt Lương khâu

– Tác dụng: Thường được sử dụng trong trường hợp bị viêm khớp gối. Bấm huyệt này cũng góp phần giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.

– Vị trí: Người bệnh co duỗi đầu gối để làm xuất hiện khe giữa cơ ngoài và cơ thẳng trước của cơ tứ đầu. Vị trí huyệt nằm ở khe này cách xương bánh chè khoảng 6cm.

– Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái day bấm huyệt trong 1 phút.

2.3. Huyệt Độc tỵ

– Tác dụng: Giảm thiểu các cơn đau ở đầu gối

– Vị trí: Nằm tại chỗ lõm mặt ngoài xương bánh chè

– Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay trỏ ấn mạnh vuông góc với da vừa ấn vừa day khoảng 3 phút.

2.4. Huyệt Tất nhãn

– Tác dụng: Lưu thông khí huyết, tăng khả năng vận động của đầu gối.

– Vị trí: Nằm đối diện với huyệt Độc tỵ ở mặt trong đầu gối.

– Cách bấm huyệt: Lấy ngón giữa ấn vào huyệt, sau đó day nhẹ nhàng.

2.5. Huyệt Dương lăng tuyền

– Tác dụng: Giúp giảm đau nhức chân, giảm đau đầu gối do viêm khớp. Nó cũng giúp cải thiện khả năng co duỗi đầu gối.

– Vị trí: Nằm ở mặt ngoài ống chân, dưới đầu gối khoảng 3cm.

– Cách bấm huyệt: Day bấm huyệt chữa đau đầu gối theo chiều kim đồng hồ trong 2 phút.

2.6. Huyệt Âm lăng tuyền

– Tác dụng: Giúp giảm đau nhức chân, viêm khớp đầu gối.

– Vị trí: Nằm ở mặt trong cẳng chân, đối diện với huyệt Dương lăng tuyền. Huyệt Âm lăng tuyền ở chỗ lõm tiếp giáp đường thẳng và đường cong phía sau xương chày.

– Cách bấm huyệt: Dùng ngón cái bấm huyệt rồi day nhẹ trong 2 phút.

2.7. Huyệt Hạc đỉnh

– Tác dụng: Giảm đau, sưng khớp gối

– Vị trí: Nằm chính giữa phía trên xương bánh chè

– Cách bấm huyệt: Lấy ngón cái day mạnh vào huyệt Hạc đỉnh. Sau đó dùng cả lòng bàn tay xoa toàn bộ khớp gối.

2.8. Huyệt Ủy trung

– Tác dụng: Là vị trí bấm huyệt trị đau đầu gối do viêm khớp gối. Ngoài ra nó còn giúp giảm tê nhức, co cơ bắp ở chi dưới, đau thắt lưng.

– Vị trí: Nằm giữa lằn chỉ ngang nếp gấp phía sau đầu gối

– Cách bấm huyệt: Dùng lực vừa phải của ngón tay giữa tác động lên huyệt trong 1 phút.

2.9. Huyệt Huyết hải

– Tác dụng: Thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường chất dinh dưỡng tới phần khớp gối bị viêm hay bị thoái hóa khớp.

– Vị trí: Từ bờ trong của đầu xương bánh chè đo thẳng lên khoảng 4 – 5cm.

– Cách bấm huyệt: Đầu gối hơi co, một tay đỡ trên đầu gối. Tay còn lại dùng ngón cái ấn vào huyệt Huyết hải.

2.10. Huyệt Túc tam lý

– Tác dụng: Tăng tuần hoàn máu, giảm đau, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

– Vị trí: Người bệnh ngồi trên ghế, cẳng chân tạo với đùi một góc 90 độ.

– Cách bấm huyệt: Dùng lực của ngón tay cái dây bấm thẳng vuông góc vào huyệt. Thời gian kéo dài trong 1 phút.

2.11. Huyệt Thừa sơn

– Tác dụng: Ngoài việc bấm huyệt trị đau đầu gối, tác động vào huyệt Thừa Sơn còn giúp tăng khả năng vận động khớp gối của người liệt chi dưới.

– Vị trí: Nằm cuối bắp chân. Vị trí của huyệt là vùng lõm tạo bởi khe cơ sinh đôi ngoài và trong.

– Cách bấm huyệt: Lấy một tay nắm chặt bắp chân bên bị đau. Đồng thời lấy ngón tay cái của tay còn lại day bấm huyệt 2 phút.

2.12. Huyệt Tất dương quan

– Tác dụng: Trị đau đầu gối, tê bắp chân

– Vị trí: Gập chân 90 độ. Huyệt nằm ở chỗ lõm phía trên bên ngoài đầu gối.

– Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái day mạnh lên huyệt 20 lần.

3. LƯU Ý KHI BẤM HUYỆT CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI

– Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa đau đầu gối. Đây có thể là cách trị đau đầu gối tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hiệu quả hãy tới các cơ sở uy tín để được bác sĩ, chuyên gia trị liệu.

– Bấm huyệt chữa đau khớp gối chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ hoặc hỗ trợ điều trị.

– Cần thời gian dài mới phát huy tác dụng.

– Phương pháp này không phù hợp với người vừa bị chấn thương tại khớp gối, tinh thần không tỉnh táo, đầu gối có vết thương hở, mụn nhọt. Thêm vào đó, trẻ em, người già yếu, phụ nữ có thai cũng không nên bấm huyệt chữa đau khớp đầu gối.

– Kết hợp bấm huyệt với chế độ ăn uống bổ sung thực phẩm giàu canxi, rau xanh, ngũ cốc…

– Không vận động quá sức để tránh gây sức ép lên khớp gối.

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan