Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, một căn bệnh nguy hiểm gây nguy cơ tử vong cao. Đáng báo động hơn, đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ở cả những đối tượng chỉ 19,20 tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, triệu chứng cụ thể, cách điều trị ra sao? Hãy cùng Ghế Nhật Trần Sơn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!
Đột quỵ là gì? Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi một phần não không có đủ lưu lượng máu, thường xảy ra nhất do tắc động mạch hoặc chảy máu trong não. Não không được cung cấp máu ổn định, các tế bào não ở khu vực đó dần chết vì thiếu oxy.
Đột quỵ là bệnh lý thần kinh nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng con người. Đối với người bị đột quỵ, mỗi giây mỗi phút đều có giá trị. Do đó, nếu bạn hoặc ai đó đi cùng bạn có các triệu chứng của đột quỵ, hãy gọi ngay tới 115 (tổng đài cứu nạn y tế). Điều trị đột quỵ càng nhanh, khả năng phục hồi càng cao, sẽ tránh được các biến chứng hoặc tử vong.
Cơ thể bị mất thăng bằng, khó đứng vững là một trong những dấu hiệu của đột quỵ
Các dấu hiệu đột quỵ bao gồm một số biểu hiện ở người bệnh như:
- Biểu hiện rõ ràng nhất đó là người bệnh bị méo xệch một bên mặt.
- Tay bị liệt hay tê một bên, khó điều khiển được tay.
- Nhấc chân không lên, dép bị rớt ra khi đang đi.
- Khó nói chuyện, loạn ngôn hay tiếng không thoát được ra khỏi miệng.
- Đau đầu, hoa mắt chóng mắt, thị lực giảm.
- Người bị mất thăng bằng, chao đảo, không thể đứng vững.
Những ai dễ mắc đột quỵ?
Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ, từ trẻ em đến người lớn. Khoảng hai phần ba số ca đột quỵ xảy ra ở những người trên 65 tuổi. Ngoài ra, một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Ví dụ như: người mắc bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim, cao huyết áp, ít vận động, hút thuốc lá, nghiện rượu bia,...
Đột quỵ không mang tính chất di truyền. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có một người bị đột quỵ thì tỉ lệ người trong gia đình cũng mắc phải lên đến 30%. Nguyên nhân là do hệ gen và chế định sinh hoạt giống nhau.
Nguyên nhân gây đột quỵ
Nguyên nhân đột quỵ chủ yếu là do thiếu máu cục bộ và xuất huyết não. Một số bệnh lý dẫn đến hai tình trạng trên bao gồm:
- Xơ vữa động mạch.
- Rối loạn đông máu.
- Rung nhĩ (đánh trống ngực, khó thở).
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ.
- Huyết áp cao, đặc biệt là khi mắc bệnh trong một thời gian dài hay huyết áp ở mức rất cao.
- Chứng phình động mạch não.
- Bệnh u não.
- Nghiện rượu bia, thuốc lá.
- Bệnh tiểu đường
- Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, lượng cholesterol cao.
Bệnh lý liên quan đến não là một trong những nguyên nhân dễ đột quỵ
Biến chứng của đột quỵ
Đột quỵ mang đến nguy cơ tử vong cao, nếu may mắn sống sót cũng để lại nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh.
Biến chứng đột quỵ hay gặp nhất đó là:
- Bị liệt một tay, một chân hoặc liệt cả tứ chi.
- Cơ thể yếu, khó khăn khi vận động.
- Khó khăn khi giao tiếp, nói ngọng, nói không rõ tiếng.
- Thị giác suy giảm.
- Sống thực vật cả đời.
Đột quỵ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Cách điều trị đột quỵ
Điều trị đột quỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố quan trọng nhất để xác định phương pháp điều trị đó là loại đột quỵ mà người bệnh mắc phải.
- Thiếu máu cục bộ: Với đột quỵ thiếu máu cục bộ, ưu tiên hàng đầu là phục hồi lưu thông đến các vùng não bị ảnh hưởng. Nếu điều trị nhanh chóng, kịp thời, có thể ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn hoặc ít nhất là hạn chế mức độ nghiêm trọng của đột quỵ. Phục hồi lưu thông máu thường sử dụng một số loại thuốc làm tan huyết khối và một số thủ thuật y học khác.
- Xuất huyết não: Với đột quỵ xuất huyết, việc điều trị tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của máu chạy ra do mạch máu bị vỡ. Giúp người bệnh giảm huyết áp sẽ ưu tiên hàng đầu vì làm giảm lượng máu chảy ra và ổn định hơn. Phẫu thuật cũng là phương pháp cần thiết để giảm áp lực lên não do máu tích tụ.
Cách phòng ngừa đột quỵ
Để giảm nguy cơ bị đột quỵ, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh ăn nhiều rau củ quả, thịt trắng, hạn chế đồ dầu mỡ, chất béo.
- Tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày với các bộ môn như chạy bộ, đánh cầu lông, bóng bàn, yoga tại nhà,...giúp cơ khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai.
- Massage thư giãn gân cốt thường xuyên, bạn có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ như ghế massage.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc (thời lượng khuyến nghị là từ 7 đến 8 tiếng).
Duy trì lối sống lành mạnh là cách tốt nhất ngăn ngừa đột quỵ
- Không nên hút thuốc lá, hạn chế rượu bia nhất có thể.
- Quản lý cân nặng ở mức hợp lý, không để cơ thể bị thừa cân béo phì.
- Nếu đang mắc phải một số bệnh có nguy cơ đột quỵ như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim nên thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để kiểm soát bệnh.
- Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm nếu có bệnh, tối thiểu 6 tháng/ lần.
Ngoài ra hiện nay có thể điều trị và phòng ngừa bằng cách sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe như ghế massage . Ghế Nhật Trần Sơn tự hào là đơn vị cung cấp các dòng ghế massage chuyên vật lý trị liệu của Nội Địa Nhật Bản với các dòng ghế như Panasonic, Fujiiryoki, Family Inada... Với nhiều năm trong lĩnh vực ghế massage chăm sóc sức khỏe Ghế Nhật Trần Sơm mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm tốt nhất của nội địa Nhật Bản.
- Để được tư vấn các dòng ghế vui lòng liên hệ Hotline: 0964.480.666
Ghế massage không chỉ là thiết bị giúp giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Chúng còn sử dụng nhiều công nghệ, tính năng giúp làm dịu các cơn đau nhức như đau cột sống, đau lưng.