Đông cứng khớp vai là một trong những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp, đặc trưng là tình trạng đau khớp, cứng khớp vai, làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Vậy đông cứng khớp vai có chữa khỏi không, có những cách điều trị này?
Đông cứng khớp vai đặc trưng là khó vận động thậm chí cử động nhỏ cũng thấy đau
Vai là bộ phận có biên độ vận động rộng nhất trong cơ thể. Chúng ta dễ dàng xoay 360 độ mà không vấn đề gì. Sự linh hoạt này là nhờ vào khớp ổ chảo và các dải cơ gân.
Cấu trúc phức tạp của dải gân và cơ hay còn gọi là bao khớp vai tạo nên sự linh hoạt của vai nhưng cũng khiến bộ phận này gặp nhiều chấn thương cũng như hao mòn mãn tính như rách cơ chóp vai, viêm gân cơ vai, đông cứng khớp vai.
Đây là tình trạng các mô liên kết xung quanh khớp vai trở nên dày, cứng và viêm, làm mất khả năng co giãn bình thường.
Khi bạn càng hạn chế vận động càng khiến các bao gân, dây chằng co lại, xương vai không có nhiều không gian để di chuyển. Lâu dần có thể mất dần hoạt dịch ổ khớp.
Trường hợp nặng có thể hình thành các dải mô sẹo (dính) giữa bao khớp và đầu xương cánh tay.
Nguyên nhân gây tê cứng vai chưa rõ ràng. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến khớp vai như:
Tỉ lệ người bị đông cứng vai cao hơn khi có bệnh lý nền là tiểu đường. Nguyên nhân chưa được tìm hiểu rõ. Tuy nhiên bệnh nhân bị tiểu đường khi bị đông cứng khớp vai thường có xu hướng bị cứng khớp cả về mức độ lẫn thời thời gian bị nhiều hơn so với người bình thường.
Theo thống kê có từ 10-20% người bị tiểu đường bị đông cứng khớp vai.
Một số trường hợp vai đông cứng do bị cố định lại trong một thời gian dài do chấn thương, phẫu thuật hoặc biến chứng bệnh khiến khó cử động khớp.
Trường hợp chấn thương có thể gây nên viêm bao hoạt dịch khớp vai hoặc viêm gân chóp xoay. Tình trạng viêm càng nặng làm tăng cơn đau và hạn chế phạm vi vận động của vai. Từ đó khiến khớp vai bị đông cứng.
Vì vậy đối với người bị cứng khớp vai sau phẫu thuật khi bệnh thuyên giảm thường được khuyến khích vận động nhẹ nhàng khớp vai để ngăn ngừa tình trạng đông cứng khớp.
Một số bệnh lý có thể gây đông cứng khớp. Đây hầu hết là những yếu tố góp phần gây nên tình trạng này như:
Càng có tuổi khả năng vận động và sự linh hoạt giữa các khớp càng giảm. Vì vậy đây là yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây cứng khớp vai.
Vai bị đông cứng xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ, đặc biệt phụ nữ mới sinh. Độ tuổi thường gặp khi đông cứng khớp vai là từ 40-60 tuổi.
Khớp vai bị đông cứng thường tiến triển chậm và phát triển theo từng giai đoạn. Trong đó:
Giai đoạn đóng băng
Giai đoạn này người bệnh gặp phải một số triệu chứng như dù cử động nào của vai cũng đau; cơn đau nặng hơn vào ban đêm; hạn chế vận động khớp vai.
Giai đoạn này kéo dài từ 2-9 tháng.
Giai đoạn đông lạnh
Cơn đau có thể giảm bớt tuy nhiên khớp vai trở nên cứng hơn. Di chuyển và vận động khó vận động hơn, ngay cả thực hiện những công việc sinh hoạt cá nhân hàng ngày cũng gặp khó khăn.
Giai đoạn này kéo dài từ 4-12 tháng
Giai đoạn tan băng (hồi phục)
Khả năng di chuyển và vận động của vai bắt đầu được cải thiện. Giai đoạn này kéo dài từ 5-24 tháng.
Để chẩn đoán tình trạng đông cứng khớp vai các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó:
– Khai thác tiền sử bệnh về thời gian mắc, có bệnh lý nền hoặc từng chấn thương hay không?
– Kiểm tra y tế bằng cách di chuyển vai theo mọi hướng xem có bị đau khi cử động hay không. Nếu bị đông cứng khớp vai thì cả phạm vi cử động chủ động và thụ động đều hạn chế
– Chụp X-quang để loại bỏ nguyên nhân như viêm khớp
– Có thể chụp cộng hưởng từ MRI hoặc siêu âm nếu thấy cần thiết
– Trong một số trường hợp cần kiểm tra khớp chóp xoay có bị rách hay không?
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng có tự khỏi không là thắc mắc của nhiều người. Trên thực tế bệnh có thể tự khỏi theo thời gian, khi khớp bị đông cứng sau một thời gian có thể tự “rã đông”.
Tuy nhiên việc khớp vai bị đông cứng tự khỏi còn phụ thuộc vào mức độ bệnh gặp phải. Nếu ở mức độ nhẹ và phát hiện sớm khi có chế đô chăm sóc, vận động hợp lý kết hợp nghỉ ngơi, ăn uống điều độ thì bệnh có thể thuyên giảm.
Với trường hợp mắc các bệnh lý nền, thể trạng không tốt hoặc đặc thù công việc thường xuyên phải mang vác nặng thì việc tự khỏi sẽ lâu và mất thời gian, thậm chí không phục hồi được hoàn toàn.
Dó đó người bệnh cần thăm khám để biết tình trạng của mình và việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ.
Nguyên tắc khi điều trị tình trạng đông cứng khớp vai là kết hợp kiểm soát cơn đau và duy trì phạm vi chuyển động của vai càng nhiều càng tốt. Các phương pháp này bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu phục hồi chức năng viêm đau quanh khớp vai, thậm chí chỉ định phẫu thuật.
Ghế massage không chỉ là thiết bị giúp giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Chúng còn sử dụng nhiều công nghệ, tính năng giúp làm dịu các cơn đau nhức như đau cột sống, đau lưng.
Khi có nhu cầu mua ghế massage, không ít người băn khoăn nên mua loại gì, giá thành ra sao và thương hiệu nào đáng tin cậy.
Xuất hiện tại thị trường Việt và được hàng triệu người tiêu dùng Việt tin tưởng, lựa chọn và sử dụng là các siêu phẩm máy massage nội địa Nhật Bản