Đau thắt lưng bên trái là tình trạng không hiếm gặp mà hầu hết ai cũng từng mắc phải. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý thì cần điều trị kịp thời để không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị đau thắt lưng bên trái. Hãy cùng theo dõi nhé!
Đau thắt lưng bên trái là tình trạng không hiếm gặp, ai cũng có thể gặp ít nhất một lần trong đời. Đau thắt lưng bên trái là cảm giác đau ở vùng lưng dưới bên trái. Biểu hiện ở việc thường gây cảm giác nhói, buốt hay châm chích. Tùy vào thể trạng người bệnh mà biểu hiện cũng khác nhau.
Đau thắt lưng bên trái gây đau đớn cho người bệnh
Dấu hiệu đau thắt lưng bên trái thường gặp như:
- Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở thắt lưng trái.
- Căng cứng cơ thắt lưng trái.
- Tê bì tay chân.
- Tê ngứa hoặc mất kiểm soát bàng quang.
Có nhiều nguyên nhân gây lên tình trạng đau thắt lưng bên trái. Bao gồm các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý cột sống và các cơ quan nội tạng bên trong. Cụ thể:
Thoát vị đĩa đệm lưng là tình trạng phần đĩa đệm lưng bị suy yếu dần, không có khả năng nâng đỡ cột sống và thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Để tìm hiểu chi tiết về bệnh lý thoát vị đĩa đệm lưng. Người mắc chứng bệnh thoát vị đĩa đệm lưng thường có biểu hiện ngứa ran, đau nhói hoặc tê bì vùng thắt lưng bên trái. Cơn đau nặng hơn khi lan xuống mông đùi, bắp chân.
Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp phổ biến, biểu hiện ở việc lớp sụn giữa các đốt sống mòn dần và ma sát trực tiếp với nhau trong quá trình người bệnh vận động. Lâu dần hình thành gai xương, cọ xát vào các rễ thần kinh và mô mềm xung quanh gây đau buốt thắt lưng bên trái.
Căng cơ cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thắt lưng bên trái. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh vặn người hoặc nâng vật nặng khiến cơ lưng bị căng quá mức. Từ đó gây sưng tấy vùng thắt lưng, co thắt lưng khiến người bệnh khó khi chuyển.
Đau thần kinh tọa gây chèn ép dây thần kinh ở hông, mông và đùi. Đau thần kinh tọa gây ra cơn đau thắt, đau nhói, châm chích, bỏng ran vùng lưng dưới, đau thắt lưng bên trái lan xuống chân. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu.
Đau thắt lưng bên trái do nhiều nguyên nhân gây ra
Viêm xương khớp là khi sụn giữa các đốt sống bắt đầu bị phá vỡ. Thường gặp ở những người đã bị chấn thương vùng lưng trước đó. Viêm xương khớp gây đau đớn vùng lưng, nặng hơn khi cúi gập người xuống.
Rối loạn chức năng khớp cùng chậu sacroiliac còn được gọi là viêm khớp cùng chậu. Ở vị trí hai bên cột sống, nơi nối với đỉnh xương chậu. Nó khiến cho người bệnh bị đau thắt lưng bên trái và đôi khi lan xuống mông. Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh leo cầu thang, chạy nhảy.
Đau thắt lưng bên trái còn là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến thận như nhiễm trùng thận, sỏi thận. Cơn đau không chỉ dừng lại ở thắt lưng mà còn lan xuống mạn sườn, háng, đau khi đi tiểu.
Triệu chứng đau thắt lưng bên trái đi kèm đau quặn bụng, rối loạn tiêu hóa, sụt cân, người thường xuyên mệt mỏi. Có thể là biểu hiện của các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác gây đau thắt lưng bên trái như: người ít vận động, béo phí, lao động nặng nhọc, bị chấn thương do tai nạn.
Có nhiều phương pháp điều trị đau thắt lưng bên trái. Cụ thể:
- Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý: Nếu cơn đau lưng xuất phát từ sinh hoạt hàng ngày do làm việc quá sức, hãy dành thời gian nghỉ ngơi từ 1-2 ngày cho bệnh tình hồi phục.
- Chườm nóng, chườm lạnh: chườm nóng, chườm lạnh giúp xoa dịu cảm giác đau nhức vùng lưng. Chườm lạnh sẽ giảm sưng tấy còn chườm nóng giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm căng cứng cơ.
- Massage: các kỹ thuật xoa bóp massage mang lại hiệu quả làm dịu đi tình trạng đau nhức. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ghế massage tại nhà. Đây là thiết bị chăm sóc sức khỏe có khả năng xoa bóp toàn thân, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, giảm căng cơ bắp và xua tan đau nhức hiệu quả.
- Tập luyện thể dục, thể thao: tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt. Từ đó các cơn đau nhức lưng dưới cũng thuyên giảm.
Tập luyện thể dục, thể thao giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt hơn
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giãn cơ, giảm căng cơ, co thắt cơ được chỉ định sử dụng khi cơn đau thắt lưng bên trái âm ỉ lâu ngày hoặc đau dữ dội. Người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh.
- Vật lý trị liệu: các bài tập vận động trong vật lý trị liệu có khả năng làm cho các cơ và xương khớp vùng lưng linh hoạt, dẻo dai hơn.
- Phẫu thuật: là biện pháp cuối cùng khi mà những cơn đau dữ dội khi thuyên giảm khi áp dụng các phương pháp điều trị trên. Lúc này, bạn cần tìm đến chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Đau thắt lưng bên trái không thể phòng ngừa triệt để. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên tuân thủ những điều sau:
- Tăng cường tập thể dục, thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai.
- Hạn chế khuân vác, nâng vật nặng, hãy sử dụng dụng cụ hỗ trợ để giảm áp lực lên vùng cột sống.
- Luôn ngồi và đứng trong tư thế thẳng lưng, không khom lưng. Nếu làm việc bàn giấy, hãy ngồi đúng tư thế lưng thẳng, bàn chân chạm đất.
- Dành 5-10 phút mỗi giờ để đứng lên vận động cho cơ bắp đỡ mỏi.
Trên đây chúng tôi đã giải thích chi tiết cho câu hỏi bị đau thắt lưng bên trái là bệnh gì. Đồng thời chia sẻ các phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh để luôn có một thể trạng khỏe mạnh.
Ghế massage không chỉ là thiết bị giúp giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Chúng còn sử dụng nhiều công nghệ, tính năng giúp làm dịu các cơn đau nhức như đau cột sống, đau lưng.
Khi có nhu cầu mua ghế massage, không ít người băn khoăn nên mua loại gì, giá thành ra sao và thương hiệu nào đáng tin cậy.
Xuất hiện tại thị trường Việt và được hàng triệu người tiêu dùng Việt tin tưởng, lựa chọn và sử dụng là các siêu phẩm máy massage nội địa Nhật Bản