Đau khớp gối ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng đáng kể, mà nguyên nhân chủ yếu là do lối sống thụ động, lười rèn luyện sức khỏe. Bạn không nên chủ quan với triệu chứng này vì nó có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm về xương khớp.
Muốn xác định được chính xác nguy cơ khiến khớp gối đau nhức, chúng ta cần phải hiểu được khớp này được cấu tạo như thế nào.
Theo thông tin về giải phẫu y học, khớp gối gồm những bộ phận sau:
Cấu trúc xương ở khớp gối có 3 phần là xương bánh chè, xương lồi cầu đùi và mâm chày. Xương khớp gối đảm nhiệm vai trò chống đỡ trọng lượng cơ thể và giúp khung xương được ổn định.
Sụn khớp gối được phân bố ở đầu dưới xương đùi, sụn ở đầu trên xương chày, sụn ở mặt sau của xương bánh chè, sụn ở mặt khớp xương đùi và xương chày.
Phần sụn này có chức năng giảm ma sát giúp khớp gối hoạt động linh hoạt, trơn tru khi đi lại, duỗi chân, đứng lên ngồi xuống.
Phần mềm khớp gối gồm phần mềm trong khớp gối và phần mềm nằm ngoài khớp gối. Phần mềm nằm trong khớp chính là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Phần mềm nằm ngoài khớp gối là dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài, gân và cơ.
Phần mềm khớp gối đảm nhiệm chức năng gắn kết các xương lại với nhau. Đồng thời, phần mềm giữ cho khớp gối vững chắc, giúp khớp hoạt động linh hoạt, nhẹ nhàng.
Khớp đầu gối nối đùi và phần chân dưới, bao gồm hai khớp: một ở giữa xương đùi và xương chày, một ở giữa xương đùi và xương mác
Đầu gối là khớp lớn nhất và cũng là một trong những khớp quan trọng nhất của cơ thể. Nó phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên đây là bộ phận dễ bị đau nhức, lâu dần dẫn tới thoái hóa.
Những người bị đau khớp gối đều gặp phải những triệu chứng sau:
Đau nhức khớp gối là vấn đề phổ biến nhất mà hầu hết người bệnh đều gặp phải. Khi gặp tình trạng này, nhiều người chủ quan xem đó là dấu hiệu nhức mỏi thông thường.
Cơn đau nhức ở đầu gối xuất hiện khi bạn đi lại, đứng lâu hoặc khi thời tiết thay đổi. Tình trạng đau nhức xảy ra nhiều vào mùa mưa và mùa lạnh. Nhiều trường hợp dù đang ở trạng thái nghỉ ngơi, không vận động vẫn bị cơn đau nhức khớp gối ập tới.
Hiện tượng đau đầu gối còn xuất hiện khi bạn co chân, duỗi thẳng chân giữ những tư thế này trong thời gian dài.
Bên cạnh nhức mỏi đầu gối, một số trường hợp còn cảm nhận cứng khớp cục bộ do giữ lâu một tư thế hoặc cứng khớp vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy.
Giai đoạn sớm, việc xoa nắn khớp có thể giúp bạn cử động trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, hoặc ở giai đoạn nặng thì có thể hạn chế khả năng vận động.
Nhiều trường hợp xuất hiện cơn đau đầu gối không rõ nguyên nhân. Có những trường hợp đau nhưng không sưng, không nóng đỏ. Ngược lại, một vài trường hợp thì có biểu hiện nóng, đỏ, sưng kèm đau nhức. Đây có thể là biểu hiện của bệnh lý viêm khớp, cần thận trọng.
Do thói quen sinh hoạt, đặc thù công việc, bệnh lý về xương khớp nên hiện nay đau khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi.
Thường xuyên phải mang vác nặng và đứng lâu đã tạo sức ép rất lớn lên vùng khớp gối. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho vùng xương sụn bị tổn thương gây đau nhức.
Với lối sống thụ động, lười tập thể dục thể thao của giới trẻ hiện nay dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Khi đó toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ dồn lên 2 khớp gối. Về lâu dài, lớp sụn chêm sẽ bị bào mòn dần, dẫn đến đầu gối bị nhức khi di chuyển.
Nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi còn là do ảnh hưởng trong quá trình chơi thể thao. Khớp gối phải chịu áp lực lớn từ cơ thể và vận động với cường độ cao, kéo dài hoặc thay đổi động tác đột ngột. Từ đó có thể dẫn đến chấn thương dây chằng, gây trật khớp.
Ngoài ra, nếu bạn đã từng bị chấn thương ở đầu gối như trật khớp, viêm khớp dây chằng, gãy xương… Từ đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và xuất hiện đau nhức ở đầu gối.
Nếu trong gia đình có người bị đau nhức xương khớp, cụ thể là khớp gối thì bạn cũng có nguy cơ cao bị căn bệnh này. Vì một số gen có nhiệm vụ tạo sụn khớp trở nên kém, dẫn đến xương khớp bị thoái hóa sớm hơn.
Đau khớp gối nếu diễn biến nặng có thể là dấu hiệu cảnh báo một trong những bệnh lý về xương khớp như:
Tình trạng đau nhức có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh khô khớp gối. Nguyên nhân là do chất dịch bôi trơn đầu sụn tại khớp bị giảm dần, bào mòn dần theo thời gian.
Nếu không phát hiện kịp thời, các khớp gối sẽ bị khô đến mức không còn dịch bôi trơn, gây ra cơn đau dữ
Nếu bị thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn. Nguyên nhân là do sụn khớp bị bào mòn không thể che phủ toàn bộ đầu xương, xương đùi và xương chày cọ xát vào nhau khi vận động.
Các cơn đau của bệnh này sẽ tăng lên mỗi khi người bệnh cử động, thời tiết thay đổi. Đặc biệt bệnh nhân sẽ có biểu hiện cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Viêm khớp dạng thấp gây sưng đau ở khớp gối khiến người bệnh đi lại, vận động, sinh hoạt rất khó khăn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn. Từ đó gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động và có thể dẫn tới tàn phế.
Lối sống thụ động, sử dụng nhiều rượu, bia và chế độ ăn uống quá nhiều chất đạm là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh gút. Cơn đau do bệnh gút gây ra thường gặp ở khớp gối, ngón chân, cổ chân, khớp bàn tay kèm theo triệu chứng sưng, nóng, đỏ.
Nếu như trước đây loãng xương là căn bệnh của người già thì giờ đây người trẻ cũng có thể bị mắc bệnh này. Nguyên nhân là do yếu tố di truyền, ăn uống thiếu dinh dưỡng…từ đó làm mật độ xương giảm, xương yếu dần và rất dễ bị gãy
Gai khớp gối là tình trạng gai mọc ở các phần khớp gối, khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nhức khó chịu ở phần đầu gối, đi lại khó khăn. Trường hợp nặng do biến chứng của gai khớp gối có thể khiến người bệnh mất khả năng di chuyển, phải ngồi xe lăn.
Viêm khớp gối là tình trạng phần xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Khi đó, các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau chặt hơn, ma sát nhiều. Việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi, gây đau và vận động khó khăn.
Viêm gân bánh chè là tổn thương có ảnh hưởng đến dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển. Bệnh này thường xảy ra ở vận động viên hoặc những người chơi thể thao, thích vận động. Do tình trạng quá tải của gối khi vận động liên tục, kéo dài, khởi động không kỹ trước khi chơi.
Bao hoạt dịch thường nằm ở vị trí xung quanh vai, hông, khuỷu tay hoặc đầu gối, bàn chân. Nó có vai trò như một lớp đệm giữa xương và các bộ phận xung quanh như cơ bắp và gân, da.
Viêm bao hoạt dịch khớp gối là tình trạng viêm, sưng, đỏ của một túi chứa dịch lỏng ở khớp gối. Khi người bệnh bị đau khớp gối có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý này.
Nếu xuất hiện những cơn đau nhức, tê cứng vùng đầu gối hoặc khó cử động thì bạn nên cảnh giác với bệnh tràn dịch khớp gối. Đây là một bệnh lý xảy ra do tình trạng dịch nhiều lên bất thường và thay đổi tính chất. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Lao xương khớp phổ biến ở khớp háng, cột sống và khớp gối. Bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu đựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao.
Đau khớp gối do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu tình trạng này chỉ đơn thuần do người bệnh hoạt động nhiều (chơi thể thao, chạy hoặc đi lại nhiều…) hay tác động từ bên ngoài (ngã, chấn thương…) thì không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu đau đầu gối là triệu chứng cảnh báo bệnh lý xương khớp như thoái hoá khớp, viêm khớp, bệnh gout… Lúc này người bệnh không nên chủ quan, cần thăm khám và điều trị tích cực. Bởi, đây là những bệnh lý xương khớp có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Việc điều trị đau khớp gối ở người trẻ tuổi giúp cải thiện các triệu chứng đi kèm, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm. Những phương pháp dưới đây thường được áp dụng cho người trẻ tuổi bị đau nhức khớp gối.
Các loại thuốc điều trị đau khớp gối chủ yếu là giảm đau, chống viêm, giãn cơ, ngăn ngừa quá trình lão hoá. Đồng thời, giúp người bệnh sớm phục hồi chức năng vận động khớp.
Tuỳ vào từng nguyên nhân cũng như triệu chứng gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là những loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị đau khớp gối:
– Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, Tramadol… là những thuốc giảm đau không kê đơn thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Liều lượng tuỳ thuộc vào tình trạng đau khớp gối của người bệnh.
– Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Aspirin, Celcoxib, Diclofenac… có tác dụng chống viêm, giảm đau rất tốt. Tuy nhiên, các loại thuốc này sử dụng lâu dài có thể gây tác dụng phụ như đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
– Thuốc bôi ngoài da: Loại thuốc này thường được bôi ngoài da ngày 2 – 3 lần. Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, ít tác dụng phụ.
– Tiêm thuốc Corticoid: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc tiêm trực tiếp tại khớp. Thuốc giúp giảm đau, giảm viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tiêm phải cân nhắc kỹ và thực hiện đúng thời gian của liệu trình. Nếu lạm dụng và tiêm không đúng cách có thể gặp biến chứng nguy hiểm như teo cơ, hoại tử, teo da…
Với phương pháp điều trị vật lý trị liệu, các chuyên gia sẽ áp dụng những thủ thuật sau:
Bác sĩ sẽ đặt miếng gạc lạnh hoặc khăn ướp lạnh lên trên gối. Dưới tác động của hơi lạnh, tình trạng sưng và đau đầu gối sẽ dịu đi. Phương pháp làm lạnh cũng phù hợp với tình trạng viêm khớp cấp tính có biểu hiện sưng, tấy, đỏ.
Ngược lại với làm lạnh, liệu pháp làm nóng sẽ dùng miếng đệm nóng đặt lên khớp gối. Nhiệt độ nóng làm tăng lưu lượng máu đến khớp gối giúp giảm độ cứng và cảm giác đau nhức.
Chúng ta chỉ nên áp dụng phương pháp làm nóng khi khớp đã hết sưng, viêm. Đặc biệt, không chườm nóng với những trường hợp viêm cấp tính.
Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng dưới nước, tạo điều kiện cho khớp gối được cử dộng. Qua đó, giúp khớp gối hoạt động trở lại bình thường, giảm dần các triệu chứng đau nhức, sưng viêm.
Ngoài ra, các bài tập linh hoạt tăng độ dẻo cho khớp gối như đạp xe, bơi lội, đi lại cầu thang, chạy bước nhỏ cũng được bác sĩ áp dụng.
Biện pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị đau khớp gối do chấn thương hoặc bệnh lý xương khớp nghiêm trọng.
Phẫu thuật có tác dụng nhằm tái tạo lại dây chằng chéo, sử lại dụn chêm giúp người bệnh đi lại dễ dàng.
Ghế massage không chỉ là thiết bị giúp giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Chúng còn sử dụng nhiều công nghệ, tính năng giúp làm dịu các cơn đau nhức như đau cột sống, đau lưng.
Khi có nhu cầu mua ghế massage, không ít người băn khoăn nên mua loại gì, giá thành ra sao và thương hiệu nào đáng tin cậy.
Xuất hiện tại thị trường Việt và được hàng triệu người tiêu dùng Việt tin tưởng, lựa chọn và sử dụng là các siêu phẩm máy massage nội địa Nhật Bản