1
Bạn cần hỗ trợ?
Đau dây chằng lưng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Đau dây chằng lưng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Đau dây chằng lưng là một trong những nguyên nhân khiến bạn luôn gặp phải những cơn đau lưng hành hạ. Nhưng để biết căn nguyên gây nên tình trạng này, có nguy hiểm hay không và cách điều trị ra sao

1. ĐAU DÂY CHẰNG LƯNG LÀ GÌ?

Dây chằng lưng là tổ chức các cơ bao quanh khớp xương ở đốt sống lưng, có nhiệm vụ cố định đầu khớp, nối xương với xương, xương với sụn, xương với gân và gắn cơ với xương. Hệ thống dây chằng là các mô sợi được hình thành từ các sợi collagen, mang tới sự ổn định cho cột sống cả khi vận động và nghỉ ngơi.

Do vậy, đau dây chằng lưng là hiện tượng dây chằng ở lưng bị tổn thương, có thể dẫn tới giãn dây chằng hoặc đứt dây chằng lưng, phá vỡ sự ổn định của cấu trúc.

Đau dây chằng ở lưng có thể chia thành nhiều trường hợp như:

- Đau dây chằng lưng bên trái

- Đau dây chằng lưng bên phải

- Đau dây chằng thắt lưng

- Đau dây chằng lưng dưới

2. TRIỆU CHỨNG GIÃN DÂY CHẰNG LƯNG

Bên cạnh cảm giác đau, giãn dây chằng lưng hay đau dây chằng thắt lưng thường đi kèm với các biểu hiện như:

- Đau thắt lưng có thể lan xuống mông nhưng không ảnh hưởng đến chân

- Căng cứng ở vùng lưng dưới, hạn chế phạm vi chuyển động

- Không có khả năng duy trì tư thế bình thường do cứng và đau

- Co thắt cơ khi hoạt động hoặc khi nghỉ ngơi

- Các cơn đau kéo dài tối đa 10 – 14 ngày.

3. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU DÂY CHẰNG LƯNG

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bắt nguồn từ những thói quen trong sinh hoạt, thậm chí là bệnh lý.

3.1. Chấn thương giãn dây chằng lưng

Tai nạn giao thông, chơi thể thao quá mạnh hoặc té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây ra chấn thương lưng hoặc chấn thương dây chằng cột sống. Dây chằng lúc này bị co giãn quá mức, bị xoắn, rách hoặc đứt do chấn thương.

Các cơ xung quanh dây chằng phải bù đắp cho chấn thương dẫn đến co thắt cơ, gây đau đớn. Đây là cơ chế tự bảo vệ để ngăn chặn các dây chằng bị tổn thương thêm hoặc giãn ra.

3.2. Đặc thù công việc

Các công việc tác động trực tiếp đến lưng và dây chằng như công việc văn phòng, lao động chân tay, công nhân xây dựng và nhà máy, lái xe, thợ sửa xe. Do đặc thù công việc thường xuyên phải duy trì một tư thế trong thời gian dài. Điều này sẽ tạo áp lực cho dây chằng lưng.

3.3. Sai tư thế

Việc nâng vật nặng không đúng cách, ngồi sai tư thế đều góp phần gây nên tổn thương cơ và dây chằng. Theo thời gian có thể trở thành đau dây chằng mạn tính.

3.4. Giãn dây chằng lưng khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai cũng gặp tình trạng giãn dây chằng lưng dưới do trọng lượng cơ thể tăng lên, tạo áp lực lên cột sống. Trường hợp tăng cân không kiểm soát sẽ gây nên đau dây chằng thắt lưng.

3.5. Hệ quả của các bệnh lý

Trường hợp cột sống bị tổn thương do các bệnh lý như phình lồi đĩa đệmgai cột sốngthoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống thắt lưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dây chằng. Những tổn thương ở dây chằng có thể chưa xuất hiện ngay. Khi các bệnh lý không được phát hiện và điều trị tích cực có thể dẫn tới ảnh hưởng tới dây chằng.

Phình đĩa đệm có thể là một trong những nguyên nhân

4. ĐAU DÂY CHẰNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đau dây chằng do các nguyên nhân như giãn dây chằng lưng, đứt dây chằng nếu không chữa trị dứt điểm có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính. Điều này khiến các cấu trúc khớp kém bền vững, khớp lỏng lẻo. Từ đó dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

- Thoát vị đĩa đệm ở lưng

- Mất cấu trúc cột sống, cong vẹo cột sống

- Bại liệt

- Ung thư xương

Theo Viện nghiên cứu sức khỏe của Mỹ (AHRI), với 5000 người bệnh đau do giãn dây chằng sau 3 năm thì có 10% người tiến triển tới đứt dây chằng, thoái hóa, viêm khớp; 6% người hoại tử xương, bại liệt và 2 trường hợp ung thư xương.

Cong vẹo cột sống là một trong những biến chứng nguy hiểm

5. CHẨN ĐOÁN

Thông thường, dựa vào các triệu chứng đau hoặc khai thác tiền sử bệnh lý và sinh hoạt hàng ngày các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán ban đầu. Để chính xác, người bệnh sẽ được chỉ định một số xét nghiệm hoặc chụp chiếu như:

- Chụp X-quang: Tìm kiếm các nguyên nhân gây đau tiềm ẩn khác như nhiễm trùng, gãy xương

- Chụp Cộng hưởng từ (MRI): thấy được vị trí tủy sống, rễ thần kinh và các vùng xung quanh để xác định cụ thể nguyên nhân

6. CHỮA ĐAU DÂY CHẰNG LƯNG

Rất nhiều người thắc mắc đau dây chằng thắt lưng nên làm gì. Để điều trị đau giãn dây chằng, cần tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp là gì để tìm ra phương pháp thích hợp.

Vì vậy, để làm giảm cơn đau trước mắt, bạn có thể áp dụng một số cách chữa đau dây chằng như:

6.1. Sơ cứu đau giãn dây chằng lưng

Trường hợp bị đau dây chằng do giãn dây chằng hoặc đứt dây chằng các cơn đau sẽ dữ dội hơn và cần cố định lưng, tránh trường hợp dây chằng co thắt lại. Bạn nên lưu ý một số điểm sau đây khi sơ cứu khẩn cấp người bị giãn dây chằng:

- Không để người bệnh cử động khi phát hiện giãn, đứt dây chằng

- Không dán cao, thoa cao khiến dây chằng và cơ căng nóng, khó co lại bình thường

- Chườm lạnh ngay sau khi phát hiện đứt, giãn dây chằng lưng

- Không để người bệnh nằm bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí bị tổn thương

6.2. Nghỉ ngơi

Nên nghỉ ngơi hợp lý tuy nhiên cần hạn chế nằm trên giường cứng, đệm quá dày và thả lỏng cơ thể. Thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động không nên quá dài. Vì điều này sẽ gây cứng khớp, giảm sự linh hoạt của hệ cơ xương khớp.

6.3. Chườm lạnh

Sử dụng túi chườm lạnh hoặc sử dụng đá bọc vào vải mỏng chườm lên vị trí đau từ 10 -15 phút. Không nên chườm quá lâu sẽ dẫn tới bỏng lạnh.

Phương pháp này có thể làm dịu các cơn đau. Bạn có thể kết hợp massage quanh vùng đau, giúp tăng cường lưu thông máu và thư giãn cơ bắp.

Chườm lạnh có thể làm dịu các cơn đau

6.4. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ

Sử dụng đai nẹp lưng, đai lưng cố định cột sống phù hợp theo chỉ định của bác sĩ cũng là cách để giảm tác động lên dây chằng và giúp hồi phục nhanh hơn.

6.5. Thuốc tây trị đau dây chằng lưng

Nhiều người thắc mắc đau lưng chằng lưng uống thuốc gì. Các loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định là:

- Acetamonophen hoặc aspirin: Giảm đau nhẹ

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen hoặc naproxen

- Thuốc steroid đường uống hoặc tiêm: Thuốc chống viêm mạnh, giúp giảm sưng, viêm và đau mạnh.

- Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine hoặc carisoprodol giảm đau liên quan đến co thắt cơ

6.6. Vật lý trị liệu đau dây chằng lưng

Tùy thuộc vào tình trạng đau để các bác sĩ chỉ định phương pháp trị liệu thích hợp như: Nhiệt trị liệu, xoa bóp mô mềm, kích thích cơ điện, bài tập kéo căng, châm cứu… Thông thường một liệu trình trị liệu có thể kéo dài thành nhiều buổi. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả và điều chỉnh liệu trình nếu cần thiết.

6.7. Điều trị ngoại khoa

Trường hợp đau dây chằng do giãn dây chằng, đứt dây chằng hoặc do các bệnh lý xương khớp gây nên, điều trị nội khoa không mang lại cải thiện đáng kể các bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa, đặc biệt với trường hợp đứt dây chằng hoặc đau lưng dữ dội, ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt.

7. CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐAU DÂY CHẰNG LƯNG

Khả năng phục hồi đau giãn dây chằng còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Người bệnh có thể khỏi trong vòng từ 1 – 2 tháng. Tuy nhiên, đau giãn dây chằng cột sống lưng rất dễ phát triển sang mạn tính nếu không thay đổi thói quen góp phần gây ra vấn đề.

Chính vì vậy, bạn nên lưu ý một số vấn đề để phòng ngừa đau giãn dây chằng lưng như:

- Giữ đúng tư thế. Sử dụng đúng kỹ thuật nâng và di chuyển vật nặng. Nên có sự trợ giúp khi nâng vật nặng.

- Hạn chế vận động mạnh, lao động quá sức

- Thường xuyên tập thể dục, các bài tập tăng cường giúp cột sống ổn định như bơi lội, đạp xe, đi bộ nhanh không gây căng thẳng cho lưng.

- Từ bỏ thói quen hút thuốc bởi đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây xơ cứng khớp, gây đau thắt lưng dưới và rối loạn thoái hóa đĩa đệm.

- Tránh các tình huống căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái.

- Duy trì cân nặng hợp lý.

Trên đây là một số thông tin về đau dây chằng lưng, nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. 

  • share

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan