Thường xuyên nhức đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bất kể già trẻ. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả chủ quan và khách quan. Cụ thể là:
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau đầu. Công việc bận rộn, cuộc sống áp lực, tập trung tư duy liên tục nhưng chưa tìm ra hướng giải quyết vấn đề… có thể khiến đầu óc căng thẳng.
Triệu chứng nhức đầu do căng thẳng thường là những cơn đau nhẹ đến vừa phải, lan tỏa khắp đầu, có thể xuất hiện ở trán, hai bên thái dương, đỉnh đầu hoặc sau gáy. Cảm giác đau thường giảm dần khi được nghỉ ngơi, thư giãn.
Khi bạn mệt mỏi kéo dài, cơ thể sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng; dẫn đến co thắt mạch máu ở đầu, từ đó gây ra đau đầu.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng. Khi bạn thiếu ngủ, não bộ sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ; dẫn đến tình trạng nhức đầu.
Nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ thay đổi theo nhiều giai đoạn trong cuộc đời. Ở giai đoạn sau sinh và tiền mãn kinh, nồng độ hormone suy giảm mạnh mẽ; khiến cơ thể không kịp thích nghi. Từ đó dẫn đến nhiều triệu chứng như bồn chồn, cáu gắt, đau đầu, mệt mỏi, khó tập trung…
Tiếng ồn lớn hoặc đột ngột có thể kích thích các dây thần kinh cảm giác ở tai; dẫn đến co thắt mạch máu ở đầu và gây ra đau đầu.
Ánh sáng mạnh, đặc biệt là ánh sáng xanh lam từ màn hình điện tử, có thể gây mỏi mắt, căng thẳng và dẫn đến đau đầu.
Khi bạn sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên, cơ thể bạn sẽ dần dần quen với tác dụng của thuốc và cần liều cao hơn để đạt được hiệu quả tương tự. Điều này dẫn đến tình trạng “nhờn thuốc”; khiến bạn phải sử dụng ngày càng nhiều thuốc để giảm đau.
Khi ngừng sử dụng thuốc giảm đau đột ngột hoặc giảm liều lượng, cơ thể sẽ bị thiếu hụt thuốc; xuất hiện các triệu chứng cai nghiện, bao gồm đau đầu dữ dội; thường được gọi là “đau đầu do rebound”.
Đối với những người có tiền sử đau đầu, một số loại thực phẩm và đồ uống có thể kích thích hoặc làm trầm trọng thêm các cơn đau. Điển hình là các thực phẩm chứa nhiều tyramine (thường là đồ ủ muối, lên men, thực phẩm chín quá kỹ…). Khi tiêu thụ tyramine, cơ thể sẽ giải phóng catecholamine; có thể khiến mạch máu co lại và dẫn đến đau đầu.
Thêm nữa là các thực phẩm chứa nhiều Nitrat như đồ ăn chế biến sẵn cũng có thể khiến các mạch máu giãn ra, dẫn đến đau đầu.
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm các khoang chứa khí bên trong hộp sọ, nằm xung quanh mũi và mắt. Khi các xoang bị tắc nghẽn, chất nhầy không thể thoát ra ngoài; gây áp lực lên các mô xung quanh và dẫn đến đau nhức.
Viêm nhiễm trong các xoang cũng có thể kích thích các dây thần kinh cảm giác; gây ra cảm giác đau nhức. Mặt khác, sưng tấy do viêm nhiễm có thể chèn ép các mạch máu; dẫn đến giảm lưu lượng máu đến não khiến thường xuyên đau đầu.
Khi huyết áp tăng cao, áp lực lên thành mạch máu cũng tăng theo, dẫn đến tình trạng co thắt mạch máu, đặc biệt là các mạch máu ở não. Việc co thắt mạch máu não có thể gây ra các triệu chứng điển hình như đau nhức đầu liên tục, chóng mặt, hoa mắt, ù tai…
Viêm nhiễm ở các bộ phận tai, mũi, họng có thể lan truyền đến các mô xung quanh dẫn đến đau đầu. Mặt khác, khi mắc các bệnh lý kể trên cũng có thể kích thích các dây thần kinh cảm giác, khiến người bệnh bị nhức đầu thường xuyên.
Loại đau đầu do va đập thường là nhẹ và tự khỏi trong vài ngày. Nó có thể cảm thấy như nhói hoặc nhức, và thường đau nhiều hơn khi vận động hoặc khi nằm xuống.
Tuy nhiên, nếu mức độ va đập nặng dẫn đến chấn thương thì bạn có thể bị nhức đầu thường xuyên. Nếu không được nghỉ ngơi, điều trị tình trạng có thể sẽ nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Việc nhức đầu thường xuyên có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gây ra cơn đau, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Theo các chuyên gia y tế, nhìn chung, nhức đầu thường xuyên không nguy hiểm nếu do nguyên nhân nguyên phát như căng thẳng, stress, đau đầu do viêm xoang, do tác động của môi trường ánh sáng, tiếng ồn… Lúc này, chỉ cần nghỉ ngơi và ngăn chặn sự tác động bất lợi từ bên ngoài thì tình trạng sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, nếu nhức đầu thường xuyên do các bệnh lý khác; đồng thời đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng thì người bệnh cần hết sức cẩn trọng.
Nếu cơn đau đầu dữ dội, ngày càng tăng dần về mức độ và tần suất, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, đau đầu thường xuyên kèm các triệu chứng như sốt, cứng cổ, thay đổi thị lực, lú lẫn, yếu cơ, co giật, hoặc khó thở… cũng rất đáng lo ngại, cần đến gặp bác sĩ.
Những trường hợp đã sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn mà cơn đau vẫn không thuyên giảm, hoặc cần uống thuốc thường xuyên để kiểm soát cơn đau. Lúc này, không nên trì hoãn việc thăm khám.
- Thăm hỏi bệnh sử: Bệnh nhân mô tả chi tiết triệu chứng đau đầu: vị trí, mức độ, đặc điển, tần suất các cơn đau… Thời điểm bắt đầu đau, yếu tố khởi phát, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi… có thể cũng sẽ được ghi lại làm cơ sở chẩn đoán bệnh.
- Khám lâm sàng, cận lâm sàng: đo huyết áp, khám tai, khám mắt, nghe nhịp tim…
- Khám cận lâm sàng có thể được chỉ định bao gồm: Xét nghiệm máu, chụp X-quang họp sọ, điện não đồ, chụp CT hoặc MRI não, chọc tủy sống…
- Chẩn đoán loại trừ: Loại trừ các nguyên nhân để tìm ra nguyên nhân chuẩn xác nhất
Việc điều trị đau đầu thường xuyên phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Các loại thuốc sử dụng tùy thuộc vào mức độ đau và tiền sử bệnh lý, độ tuổi của từng người; giúp giảm nhanh các cơn đau. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn gồm:
- Paracetamol: Đây là loại thuốc an toàn và hiệu quả nhất cho hầu hết mọi người. Paracetamol có thể giúp giảm đau đầu nhẹ đến trung bình.
- Ibuprofen: Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, có thể mang lại hiệu quả tốt hơn Panacetamol ở một số trường hợp.
- Aspirin: Giảm đau nhưng không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.
Một số thuốc kê đơn có thể được chỉ định gồm:
- Triptans: Triptans có tác dụng co mạch máu ở não, giúp giảm đau và các triệu chứng khác của đau nửa đầu.
- Ergotamine: Cũng là thuốc đặc trị đau nửa đầu, nhưng có thể gây nhiều tác dụng phụ hơn.
- Thuốc chống trầm cảm: Như amitriptyline và nortriptyline…, có thể được sử dụng để ngăn ngừa các cơn đau đầu.
- Thuốc chống co giật: Valproic acid, Topiramate…
- Botox: Botox là một loại độc tố thần kinh có thể được tiêm vào cơ để làm giảm các cơn đau đầu.
Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp vật lý trị liệu đơn giản mà hiệu quả sau:
- Xoa bóp: Xoa bóp có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng, từ đó giúp giảm đau đầu.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm đau và viêm.
- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện tư thế và giảm căng thẳng ở cơ cổ và vai, từ đó giúp giảm đau đầu.
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): CBT có thể giúp bạn xác định và thay đổi những suy nghĩ và hành vi; từ đó góp phần giảm nhẹ hoặc giãn tần suất những cơn đau đầu.
- Liệu pháp thư giãn: Liệu pháp thư giãn có thể giúp bạn học cách thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng, từ đó giúp giảm đau đầu.
- Châm cứu: Châm cứu là một kỹ thuật y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng các kim mỏng để kích thích các điểm cụ thể trên cơ thể. Châm cứu có thể giúp giảm đau đầu và các triệu chứng khác, chẳng hạn như buồn nôn và nôn.
- Yoga: Yoga kết hợp các bài tập thể chất, tinh thần và thở để giúp thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng. Yoga có thể giúp giảm đau đầu và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Thiền: Thiền là một kỹ thuật tập trung tâm trí có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Thiền có thể giúp giảm đau đầu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Việc thay đổi lối sống có ý nghĩa rất quan trọng nếu nguyên nhân gây bị nhức đầu thường xuyên không phải do bệnh lý mà do các yếu tố bên ngoài tác động. Theo đó, cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn; tránh căng thẳng, stress quá độ. Nên đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.
Người bệnh cần thường xuyên tập thể dục thể thao; tránh sử dụng các thực phẩm chứa chất tyramine như vang đỏ, phô mai…; hạn chế uống cà phê, rượu bia và các chất kích thích khác.
Hiệu quả của những phương pháp điều trị đau đầu có thể khác nhau ở từng người. Tuy nhiên, nếu đã gặp phải tình trạng này, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời lưu ý một số vấn đề như sau:
- Tránh xa các tác nhân có thể gây đau đầu như tiếng ồn lớn, ánh sáng gắt, ánh nắng, mùi hương…
- Cẩn thận vơi sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ
- Nên ghi nhật ký về tình hình nhức đầu của bản thân, bao gồm: thời điểm đau, tình trạng đau, yếu tố khởi phát…
- Đi khám kịp thời nếu tình trạng đau thường xuyên và kéo dài
Trên đây là những nguyên nhân gây nhức đầu thường xuyên và biện pháp cải thiện. Nếu tình trạng trầm trọng, nên đi khám bác sĩ để sớm có biện pháp điều trị.
Ghế massage không chỉ là thiết bị giúp giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Chúng còn sử dụng nhiều công nghệ, tính năng giúp làm dịu các cơn đau nhức như đau cột sống, đau lưng.
Khi có nhu cầu mua ghế massage, không ít người băn khoăn nên mua loại gì, giá thành ra sao và thương hiệu nào đáng tin cậy.
Xuất hiện tại thị trường Việt và được hàng triệu người tiêu dùng Việt tin tưởng, lựa chọn và sử dụng là các siêu phẩm máy massage nội địa Nhật Bản